Triệu chứng bệnh viêm thận - tiết niệu rất thất thường, có khi rất kín đáo nên sản phụ không biết. Bệnh được phát hiện qua một xét nghiệm thông thường. Có khi chỉ là một suy giảm chức năng đã phải chú ý tới tổn thương nhu mô thận. Những biến đổi chức năng của đường tiết niệu dưới rất quan trọng vì viêm nhiễm thường xuất phát từ đây. Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận - tiết niệu.
Nếu sốt kèm theo rét run, đau lưng và đái buốt thì sản phụ cần đi khám để được điều trị kịp thời. Bệnh viêm bể thận - thận. sẽ khỏi nếu được điều trị sớm kể cả khi viêm nhiễm chưa thật rõ ràng hoặc còn kín đáo. Nếu không điều trị thì tình trạng thai nghén sẽ làm tăng thêm các nguy cơ. Nếu bệnh tái diễn và vi khuẩn cũ tồn tại thì phải nghĩ tới một chướng ngại vật trên đường tiết niệu. Phải siêu âm hoặc chụp X-quang để xác định là u, sỏi hoặc chít hẹp. Những xét nghiệm này còn phải làm lại sau sinh từ 6 - 8 tuần, khi các đường bài xuất đã trở lại trạng thái bình thường.
Ở phụ nữ mang thai, bệnh viêm thận - tiết niệu sẽ nặng hơn vì các biến đổi sinh lý ở thận và đường tiết niệu của sản phụ đã làm tiên lượng của bệnh xấu đi. Các đường bài xuất nước tiểu bị giãn to do tác dụng của progesteron (nội tiết tố nữ) hoặc do sự chèn ép cơ học của tử cung ngày càng to. Các nhu động của bể thận, niệu quản bị suy giảm nên lưu thông nước tiểu kém. Trong nước tiểu sản phụ, lượng đường thường tăng cao kể cả khi không có bệnh đái tháo đường. Kali huyết của sản phụ hạ thấp do nôn mửa hoặc uống thuốc lợi tiểu. Chính những thay đổi nội tiết trong những ngày đầu mang thai đã làm viêm nhiễm phát sinh và phát triển, ngay cả khi chưa có những biến đổi về giải phẫu của đường bài xuất nước tiểu. Tất cả những yếu tố trên đã góp phần làm tăng thêm nguy cơ cho thai nghén. Nếu trước đây sản phụ đã từng bị viêm cầu thận, sỏi tiết niệu hoặc một dị tật bẩm sinh ở đường bài xuất hoặc bị bệnh đái tháo đường thì chắc chắn nguy cơ sẽ lớn hơn nhiều.
Viêm thận - tiết niệu phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhưng dùng kháng sinh gì, trong bao lâu... nhất thiết phải do các thầy thuốc chuyên khoa chỉ định. Lưu ý, không được thông bàng quang cho sản phụ vì dễ gây ra viêm bể thận - thận ngược dòng kéo dài, rất khó điều trị.
Nếu sốt kèm theo rét run, đau lưng và đái buốt thì sản phụ cần đi khám để được điều trị kịp thời. Bệnh viêm bể thận - thận. sẽ khỏi nếu được điều trị sớm kể cả khi viêm nhiễm chưa thật rõ ràng hoặc còn kín đáo. Nếu không điều trị thì tình trạng thai nghén sẽ làm tăng thêm các nguy cơ. Nếu bệnh tái diễn và vi khuẩn cũ tồn tại thì phải nghĩ tới một chướng ngại vật trên đường tiết niệu. Phải siêu âm hoặc chụp X-quang để xác định là u, sỏi hoặc chít hẹp. Những xét nghiệm này còn phải làm lại sau sinh từ 6 - 8 tuần, khi các đường bài xuất đã trở lại trạng thái bình thường.
Ở phụ nữ mang thai, bệnh viêm thận - tiết niệu sẽ nặng hơn vì các biến đổi sinh lý ở thận và đường tiết niệu của sản phụ đã làm tiên lượng của bệnh xấu đi. Các đường bài xuất nước tiểu bị giãn to do tác dụng của progesteron (nội tiết tố nữ) hoặc do sự chèn ép cơ học của tử cung ngày càng to. Các nhu động của bể thận, niệu quản bị suy giảm nên lưu thông nước tiểu kém. Trong nước tiểu sản phụ, lượng đường thường tăng cao kể cả khi không có bệnh đái tháo đường. Kali huyết của sản phụ hạ thấp do nôn mửa hoặc uống thuốc lợi tiểu. Chính những thay đổi nội tiết trong những ngày đầu mang thai đã làm viêm nhiễm phát sinh và phát triển, ngay cả khi chưa có những biến đổi về giải phẫu của đường bài xuất nước tiểu. Tất cả những yếu tố trên đã góp phần làm tăng thêm nguy cơ cho thai nghén. Nếu trước đây sản phụ đã từng bị viêm cầu thận, sỏi tiết niệu hoặc một dị tật bẩm sinh ở đường bài xuất hoặc bị bệnh đái tháo đường thì chắc chắn nguy cơ sẽ lớn hơn nhiều.
Viêm thận - tiết niệu phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhưng dùng kháng sinh gì, trong bao lâu... nhất thiết phải do các thầy thuốc chuyên khoa chỉ định. Lưu ý, không được thông bàng quang cho sản phụ vì dễ gây ra viêm bể thận - thận ngược dòng kéo dài, rất khó điều trị.
Bác sĩ Tống Hồng Nhung
Theo Sức khỏe & Đời sống
Theo Sức khỏe & Đời sống
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.