Nhu Đạo là một môn võ thuật do võ sư Kano Jigoro người Nhật Bản sáng lập vào năm Minh Trị thứ 15 tức năm 1882, với tên gốc là Judo và còn được phân ra thành các bộ môn thi đấu võ đạo, thể thao v.v…
Trọng tâm của môn Nhu Đạo được đặt trên căn bản của ý niệm “Tinh Lực Thiện Dụng”, tức tận dụng thật tốt sức lực, tinh thần, và “Tự Tha Cộng Vinh”, tức cùng phối hợp phát triển sở trường của bản thân và đối phương qua khẩu quyết “Dĩ Nhu Chế Cương, Dụng Cương Đoạn Nhu”. Từ đó cho thấy Nhu Đạo không phải là một môn võ thuật đề cao chủ nghĩa tối ưu để đạt thắng lợi mà chỉ có mục đích chủ yếu là rèn luyện tinh thần để nâng cao ý chí.
Trong ngành giáo dục học đường tại Nhật Bản, kể từ năm 1898, sau khi Nhu Thuật được đưa vào chương trình giảng dạy ngoài giờ học chính thức của cấp bậc trung học cấp 2 thì môn Nhu Đạo cũng đã được tu chính trở thành môn học chính thức. Thế nhưng theo tuyên ngôn Postdam được Nhật Bản ký kết sau khi bại trận trong cuộc Đệ Nhị Thế Chiến thì kể từ tháng 9 năm 1945 đến ngày 28 tháng 4 năm 1952 là giai đoạn có hiệu lực khoảng 6 năm 9 tháng, hầu như toàn bộ lảnh thổ của Nhật Bản đều bị chiếm đóng bởi lực lượng Liên Hiệp Quốc với quân số lên đến 430.000 người, được chỉ huy bởi cơ chế Tổng Tư Lệnh Tối Cao Liên Hiệp Quốc, và cơ chế nắm quyền điều hành thống trị này đã ra lệnh nghiêm cấm việc truyền dạy Nhu Đạo trong nhà trường. Mặc dù trong tình trạng bị cấm đoán như vậy, nhưng vào năm 1950 Bộ Giáo Dục Nhật Bản vẫn tuyển chọn môn Nhu Đạo là môn học trong chương trình giảng dạy cho bậc Trung Học Cấp 3 trong ý nghĩa của một thể chế giáo dục mới. Đến năm 1958 thì theo sắc lệnh chỉ đạo học tập cho bậc Trung Học, Nhu Đạo cùng với Kiếm Đạo và Sumo tức môn đấu vật đã chính thức được truyền thụ tại học đường Nhật Bản với danh xưng là những môn học kỹ thuật thi đấu bộ môn, nhưng từ năm 1989 thì các môn học này đã trở lại tên nguyên gốc là bộ môn Võ Đạo với tính cách là các môn võ học truyền thống của xứ Hoa Anh Đào. Từ đó trở đi, hầu như tại tất cả các trường trung học của Nhật Bản các võ đường đều được xây cất để luyện tập Nhu Đạo và môn võ này đã cùng với Kiếm Đạo, Không Thủ Đạo được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.
Nhu Đạo cũng đã trải quá trình lịch sử lâu dài để biến đổi từ Nhu Thuật thành Nhu Đạo.
Từ thế kỷ thứ 12, xã hội Nhật Bản rất ưa chuộng võ thuật nên có nhiều danh gia, võ sĩ nổi tiếng với các môn võ đương thời và Nhu Thuật là một trong các môn võ được phát triển từ thời đại Edo (Giang Hộ). Tuy cho đến cuối thời đại Bakufu (Mạc Phủ) đã có hàng trăm chi phái của Nhu Thuật ra đời, nhưng sau thời Minh Trị Duy Tân, trong lúc số người rèn luyện Nhu Thuật đang có khuynh hướng giảm thiểu thì võ sư Kano Jigoro đã đặt trọng tâm vào các đòn Atêmi waza (đòn chặt), Katawaza (đòn đè), Shimêwaza (đòn xiết) của phái Nhu Thuật Tenjinshinjo (Thiên Thần Chân Dương), cũng như dựa trên cơ bản các đòn Nagêwaza của phái Nhu Thuật Kito (Khởi Đảo) qua những kinh nghiệm luyện tập và suy gẫm nguyên lý “vật ngã”, rồi sắp xếp và hệ thống hóa lại, sau đó tu bổ thêm các phương pháp rèn luyện do tự mình sáng chế với mục đích giáo dục con người, Kanojigoro đã đặt tên cho môn võ này là Nhu Đạo và sáng lập võ đường Giảng Đạo Quán tại Vĩnh Xương Tự ở khu Shitaya, Đông Kinh.
Giảng Đạo Quán còn được xem như là một chi phái thiểu số trong các môn phái chủ trương tân hưng môn Nhu Thuật. Và một trong Tứ Đại Thiên Vương tức 4 võ sư kỳ cựu của Giảng Đạo Quán là Saigo Shirô (Tây Hương Tứ Lang) đã đoạt chức vô địch trong một kỳ đại hội võ thuật của Ty Cảnh Sát Đô Thành Đông Kinh, nên từ đó môn Nhu Đạo được phép truyền thụ tại các sở cảnh sát trên toàn quốc Nhật Bản.
Trên bình diện quốc tế, những trận đấu thi đua về bộ môn Nhu Đạo đã chính thức cạnh tranh tại Thế Vận Hội Đông Kinh năm 1964. Riêng về bộ môn Nhu Đạo nữ thì được tổ chức tranh tài tại Thế Vận Hội Seoul năm 1988, và từ năm 1992 tại Thế Vận Hội Barcelone, Nhu Đạo mới trở thành một bộ môn qui ước nằm trong danh sách thi đua của đaị hội thể thao thế giới này.
Hiện tại, Nhu Đạo đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới với 187 quốc gia có tên trong Hiệp Hội Nhu Đạo Quốc Tế đặt trụ sở tại Hán Thành, Đại Hàn. Hơn nữa, ngoài Nhật Bản thì Âu Châu là khu vực rất ưa chuộng môn võ Nhu Đạo, đặc biệt là tại Pháp số người đăng lục thi đua môn võ thuật này đã vượt xa hơn Nhật Bản rất nhiều.
Về thế đòn tuyệt kỷ của phái Nhu Đạo Giảng Đạo Quán thì được phân làm 3 loại : “Nagê” (đón ném), “Katamê” (đòn đè) và “Atêmi” (đòn chặt) và hình thức luyện tập là 2 bên nắm và vật nhau một cách hỗ tương. Riêng bản thân của tổ sư Nhu Đạo là Kano Jigoro đã tự cảm thấy các ngón đòn Atemi quá nguy hiểm đến tính mạng, nên ông lược bỏ ngón đòn này trong lúc luyện tập cũng như thi đấu khiến Nhu Đạo trở thành một môn thể thao tranh tài an toàn và chính vì vậy nên được phổ biến rộng khắp thế giới. Qua đó, các tuyệt kỷ của đòn Atêmi cũng không còn được sử dụng trong những cuộc thi thăng cấp lên đai nên những vị trọng tài chuyên môn cũng như những môn sinh theo học và ngay cả những vị võ sư hướng dẫn cũng rất ít người biết về tuyệt kỷ này.
Nhu Đạo cũng là một môn võ học phân định cấp bậc theo thể chế đẳng cấp. Về cấp thì bắt đầu từ con số lớn đến nhỏ, tức càng nâng cấp thì số càng nhỏ đi và đến cấp cao nhất thì lên đẳng. Về đẳng thì ngược lại, số tự càng lớn thì càng chứng tỏ võ công tăng tiến.
Có lẽ từ ngữ Sơ Đẳng Huyền Đai đã được nhiều người biết đến qua danh từ Kurô Ôbi (đai đen) của Nhật Bản vốn rất thông dụng tại các quốc gia Âu Mỹ. Nhưng thật ra trên cơ bản, từ xưa thì đai trong võ phục của Nhu Đạo không được giặt nên trải qua nhiều ngày tháng tập luyện đai trở thành màu đen, vì vậy màu đai đen được tượng trưng cho sức mạnh, còn màu vàng thì biểu hiện cho quá trình đang chuyển từ màu trắng sang màu đen.
Vì lẽ này, đẳng cấp của Nhu Đạo được biểu hiện qua các màu đai như sau :
Tính từ thời điểm từ khi sáng lập phái Giảng Đạo Quán cho đến năm 2006 thì tại Nhật Bản chỉ có 15 người đạt được đẳng cấp thập đẳng, và người đầu tiên đạt được là võ sư Yamashita Yoshitsugu. Ngoài ra, trong Hiệp Hội Nhu Đạo Quốc Tế cũng chỉ có 2 nhân vật là Anthonius Geesink người Hòa Lan và Charles Parmer người Anh Quốc đạt đến thập đẳng.
Qua đó, có thể suy luận đẳng cấp cao nhất của Nhu Đạo là thập đẳng nhưng vị sư tổ của Nhu Đạo là Kano Jigoro trong quyển “Nhu Đạo Khái Yếu” đã cho rằng: “từ sơ đẳng sẽ thăng cấp từ từ lên thập đẳng và khả năng để tiến lên thập nhất, thập nhị đẳng thì không có sự giới hạn”. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn chưa có một tiền lệ nào về trường hợp vượt qua đẳng cấp của thập đẳng. Về trường hợp phái nữ thì cho đến nay người đạt đến đẳng cấp cao nhất ở mức cửu đẳng cũng chỉ có mỗi nữ võ sĩ Nhật Bản Fukuda Keiko và kế đến ở đẳng cấp bát đẳng thì có 2 nữ võ sĩ là Kosêi Atsukô và Umêzu Katsukô.
Liên quan đến phái nữ thì hiện nay, một khuôn mặt luôn đại diện cho Nhật Bản ở các cuộc tranh tài quốc tế chính là Tani Ryôkô. Tani Ryoko là một nữ tuyển thủ Nhu Đạo tứ đẳng huyền đai thuộc cấp 48 kg có tên thật trước khi thành hôn là Tamura Ryoko, sinh ngày 6 tháng 6 năm 1975 tại tỉnh Shizuoka. Sau khi tốt nghiệp ngành văn học tại trường đại học Têikyo, cô đã nhập học Học Viện Đại Học Thể Dục Thể Thao Nhật Bản và hiện là tuyển thủ chuyên nghiệp trực thuộc tập đoàn sản xuất xe hơi Toyota.
Tani Ryoko có môn tuyệt kỷ sở trường là thế vật “Ippon” tức là dùng sức đè lưng đối thủ gần như sát xuống nền sân thi đấu rồi ra đòn tấn chân làm trụ vật đối phương xoay 1 vòng để quyết định cuộc tranh tài. Tại Nhật Bản, qua một tác phẩm truyện tranh hoạt họa của tác giả Urazawa Naoki nói về nhân vật chính tên Yawara cũng có những ngón đòn tuyệt kỷ về thế vật Ippon này rất được độc giả ưa chuộng, nên giới hâm mộ thường gọi nữ tuyển thủ Tani Ryôkô là “Yawara chan” tức cô bé Yawara. Hơn nữa, chữ Yawara cũng có nghĩa là nhu mềm nên Tani Ryoko rất thích hợp với biệt danh này. Bộ truyện bằng tranh này được phát hành liên tục hàng tuần từ năm 1986 đến năm 1993, sau đó đã được chuyển thành phim hoạt họa và trình chiếu trên đài truyền hình Yomiuri trong suốt 4 năm từ 1989 đến 1992.
Ngoài ra, về điện ảnh thì Nhu Đạo cũng trở thành chủ đề cho nhiều cuốn phim xuất sắc và trong đó bộ phim “Nhu Đạo Tranh Hùng” do hãng phim lớn nhất tại Nhật Bản là Toho (Đông Bảo) sản xuất vào năm 1973 là một tác phẩm rất nổi tiếng có nội dung truyền đạt những đặc tính giáo dục đề cao sức mạnh ý chí của Nhu Đạo, được lồng trong một cốt chuyện cảm động và gay cấn bởi những trận thư hùng quyết đấu của nhiều môn phái kèm theo những giọt nước mắt vinh quang của những võ sinh đạt thành tích sau khi trải qua những thử thách cam go, khổ luyện v.v…
Tani Ryôkô có thành tích đoạt chức vô địch Nhu Đạo thế giới ở bô môn nữ cấp 48 kg qua 6 lần liên tiếp từ giải 1993 đến giải 2003. Tại Thế Vận Hội Barcelone 1992 và Atlanta 1996, Tani Ryôkô cũng đã đoạt huy chương bạc. Rồi cuối cùng cô đã tiến đến mức tuyệt đỉnh trong sự nghiệp tuyển thủ của mình khi liên tục chế ngự Thế Vận Hội trong phạm vi cấp 48 kg tại Sydney năm 2000 và Athène năm 2004. Riêng về giải vô địch Nhu Đạo hàng năm tại quốc nội, kể từ khi đăng quang vào năm 1991 Tani Ryoko luôn là một khuôn mặt hàng đầu của giới Nhu Đạo nữ. Do ảnh hưởng sâu đậm nơi người anh mình, từ thời tiểu học Tani Ryoko đã bắt đầu luyện tập và tỏ ra rất có năng khiếu về Nhu Đạo. Có lần cô đã quật ngã 1 nam sinh cùng lớp có vóc dáng to lớn hơn cô và khiến học sinh này bị thương khá nặng. Tuy có vóc dáng nhỏ thó với chiều cao chỉ ở mức 1,46 m nhưng Tani Ryôkô rất nhanh nhẹn, dẻo dai và có sức chịu đựng nơi hai bả vai cộng thêm sự siêng năng tập luyện nên đã trở thành một tuyển thủ nữ duy nhất của Nhật Bản tạo được thành tích đáng kể như trên. Ở giải Vô Địch Thế Giới 2005 tại Cairo Ai Cập vừa qua, vì lý do sinh nở nên Tani Ryoko đã vắng mặt, tuy vậy cô vẫn được tuyển chọn làm đại biểu cho đội tuyển Nhật Bản để tranh tài tại Thế Vận Hội 2008 sắp tới tại Bắc Kinh.
Tại Việt Nam, Nhu Đạo cũng được du nhập từ năm 1954 do Thượng Tọa Thích Tâm Giác ở chùa Vĩnh Nghiêm trực tiếp thụ huấn từ Nhật Bản rồi truyền bá cho các đệ tử với tính cách tự vệ và rèn luyện sức chịu đựng của cơ thể rồi sau đó cũng nhanh chóng trở thành một môn võ thuật được yêu chuộng thu hút nhiều môn sinh theo học.
Trải qua hơn 1 thế kỷ phát triển song hành cùng các môn võ thuật cận đại, Nhu Đạo luôn chiếm ưu thế về số lượng võ đường và võ sinh thụ nghệ cũng như ngày càng được phổ biến sâu rộng kèm theo sự biến dạng nơi cách nhìn tổng quát của thế giới về một bộ môn thể thao hơn là đặc tính võ thuật. Điều này cũng chính là một trong những niềm tự hào to lớn của con cháu Thái Dương Thần Nữ qua ý nghĩa cống hiến cho nền văn minh văn hóa nhân loại thêm phần phong phú và rực rỡ.
Trọng tâm của môn Nhu Đạo được đặt trên căn bản của ý niệm “Tinh Lực Thiện Dụng”, tức tận dụng thật tốt sức lực, tinh thần, và “Tự Tha Cộng Vinh”, tức cùng phối hợp phát triển sở trường của bản thân và đối phương qua khẩu quyết “Dĩ Nhu Chế Cương, Dụng Cương Đoạn Nhu”. Từ đó cho thấy Nhu Đạo không phải là một môn võ thuật đề cao chủ nghĩa tối ưu để đạt thắng lợi mà chỉ có mục đích chủ yếu là rèn luyện tinh thần để nâng cao ý chí.
Trong ngành giáo dục học đường tại Nhật Bản, kể từ năm 1898, sau khi Nhu Thuật được đưa vào chương trình giảng dạy ngoài giờ học chính thức của cấp bậc trung học cấp 2 thì môn Nhu Đạo cũng đã được tu chính trở thành môn học chính thức. Thế nhưng theo tuyên ngôn Postdam được Nhật Bản ký kết sau khi bại trận trong cuộc Đệ Nhị Thế Chiến thì kể từ tháng 9 năm 1945 đến ngày 28 tháng 4 năm 1952 là giai đoạn có hiệu lực khoảng 6 năm 9 tháng, hầu như toàn bộ lảnh thổ của Nhật Bản đều bị chiếm đóng bởi lực lượng Liên Hiệp Quốc với quân số lên đến 430.000 người, được chỉ huy bởi cơ chế Tổng Tư Lệnh Tối Cao Liên Hiệp Quốc, và cơ chế nắm quyền điều hành thống trị này đã ra lệnh nghiêm cấm việc truyền dạy Nhu Đạo trong nhà trường. Mặc dù trong tình trạng bị cấm đoán như vậy, nhưng vào năm 1950 Bộ Giáo Dục Nhật Bản vẫn tuyển chọn môn Nhu Đạo là môn học trong chương trình giảng dạy cho bậc Trung Học Cấp 3 trong ý nghĩa của một thể chế giáo dục mới. Đến năm 1958 thì theo sắc lệnh chỉ đạo học tập cho bậc Trung Học, Nhu Đạo cùng với Kiếm Đạo và Sumo tức môn đấu vật đã chính thức được truyền thụ tại học đường Nhật Bản với danh xưng là những môn học kỹ thuật thi đấu bộ môn, nhưng từ năm 1989 thì các môn học này đã trở lại tên nguyên gốc là bộ môn Võ Đạo với tính cách là các môn võ học truyền thống của xứ Hoa Anh Đào. Từ đó trở đi, hầu như tại tất cả các trường trung học của Nhật Bản các võ đường đều được xây cất để luyện tập Nhu Đạo và môn võ này đã cùng với Kiếm Đạo, Không Thủ Đạo được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.
Nhu Đạo cũng đã trải quá trình lịch sử lâu dài để biến đổi từ Nhu Thuật thành Nhu Đạo.
Từ thế kỷ thứ 12, xã hội Nhật Bản rất ưa chuộng võ thuật nên có nhiều danh gia, võ sĩ nổi tiếng với các môn võ đương thời và Nhu Thuật là một trong các môn võ được phát triển từ thời đại Edo (Giang Hộ). Tuy cho đến cuối thời đại Bakufu (Mạc Phủ) đã có hàng trăm chi phái của Nhu Thuật ra đời, nhưng sau thời Minh Trị Duy Tân, trong lúc số người rèn luyện Nhu Thuật đang có khuynh hướng giảm thiểu thì võ sư Kano Jigoro đã đặt trọng tâm vào các đòn Atêmi waza (đòn chặt), Katawaza (đòn đè), Shimêwaza (đòn xiết) của phái Nhu Thuật Tenjinshinjo (Thiên Thần Chân Dương), cũng như dựa trên cơ bản các đòn Nagêwaza của phái Nhu Thuật Kito (Khởi Đảo) qua những kinh nghiệm luyện tập và suy gẫm nguyên lý “vật ngã”, rồi sắp xếp và hệ thống hóa lại, sau đó tu bổ thêm các phương pháp rèn luyện do tự mình sáng chế với mục đích giáo dục con người, Kanojigoro đã đặt tên cho môn võ này là Nhu Đạo và sáng lập võ đường Giảng Đạo Quán tại Vĩnh Xương Tự ở khu Shitaya, Đông Kinh.
Giảng Đạo Quán còn được xem như là một chi phái thiểu số trong các môn phái chủ trương tân hưng môn Nhu Thuật. Và một trong Tứ Đại Thiên Vương tức 4 võ sư kỳ cựu của Giảng Đạo Quán là Saigo Shirô (Tây Hương Tứ Lang) đã đoạt chức vô địch trong một kỳ đại hội võ thuật của Ty Cảnh Sát Đô Thành Đông Kinh, nên từ đó môn Nhu Đạo được phép truyền thụ tại các sở cảnh sát trên toàn quốc Nhật Bản.
Trên bình diện quốc tế, những trận đấu thi đua về bộ môn Nhu Đạo đã chính thức cạnh tranh tại Thế Vận Hội Đông Kinh năm 1964. Riêng về bộ môn Nhu Đạo nữ thì được tổ chức tranh tài tại Thế Vận Hội Seoul năm 1988, và từ năm 1992 tại Thế Vận Hội Barcelone, Nhu Đạo mới trở thành một bộ môn qui ước nằm trong danh sách thi đua của đaị hội thể thao thế giới này.
Hiện tại, Nhu Đạo đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới với 187 quốc gia có tên trong Hiệp Hội Nhu Đạo Quốc Tế đặt trụ sở tại Hán Thành, Đại Hàn. Hơn nữa, ngoài Nhật Bản thì Âu Châu là khu vực rất ưa chuộng môn võ Nhu Đạo, đặc biệt là tại Pháp số người đăng lục thi đua môn võ thuật này đã vượt xa hơn Nhật Bản rất nhiều.
Về thế đòn tuyệt kỷ của phái Nhu Đạo Giảng Đạo Quán thì được phân làm 3 loại : “Nagê” (đón ném), “Katamê” (đòn đè) và “Atêmi” (đòn chặt) và hình thức luyện tập là 2 bên nắm và vật nhau một cách hỗ tương. Riêng bản thân của tổ sư Nhu Đạo là Kano Jigoro đã tự cảm thấy các ngón đòn Atemi quá nguy hiểm đến tính mạng, nên ông lược bỏ ngón đòn này trong lúc luyện tập cũng như thi đấu khiến Nhu Đạo trở thành một môn thể thao tranh tài an toàn và chính vì vậy nên được phổ biến rộng khắp thế giới. Qua đó, các tuyệt kỷ của đòn Atêmi cũng không còn được sử dụng trong những cuộc thi thăng cấp lên đai nên những vị trọng tài chuyên môn cũng như những môn sinh theo học và ngay cả những vị võ sư hướng dẫn cũng rất ít người biết về tuyệt kỷ này.
Nhu Đạo cũng là một môn võ học phân định cấp bậc theo thể chế đẳng cấp. Về cấp thì bắt đầu từ con số lớn đến nhỏ, tức càng nâng cấp thì số càng nhỏ đi và đến cấp cao nhất thì lên đẳng. Về đẳng thì ngược lại, số tự càng lớn thì càng chứng tỏ võ công tăng tiến.
Có lẽ từ ngữ Sơ Đẳng Huyền Đai đã được nhiều người biết đến qua danh từ Kurô Ôbi (đai đen) của Nhật Bản vốn rất thông dụng tại các quốc gia Âu Mỹ. Nhưng thật ra trên cơ bản, từ xưa thì đai trong võ phục của Nhu Đạo không được giặt nên trải qua nhiều ngày tháng tập luyện đai trở thành màu đen, vì vậy màu đai đen được tượng trưng cho sức mạnh, còn màu vàng thì biểu hiện cho quá trình đang chuyển từ màu trắng sang màu đen.
Vì lẽ này, đẳng cấp của Nhu Đạo được biểu hiện qua các màu đai như sau :
- Từ cấp 4 trở xuống : màu trắng
- Từ 3 đến cấp 1 : màu vàng
- Từ sơ đẳng đến ngũ đẳng : màu đen
- Từ lục đẳng đến bát đẳng : màu đỏ viền trắng
- Từ cửu đẳng đến thập đẳng : màu đỏ
Tính từ thời điểm từ khi sáng lập phái Giảng Đạo Quán cho đến năm 2006 thì tại Nhật Bản chỉ có 15 người đạt được đẳng cấp thập đẳng, và người đầu tiên đạt được là võ sư Yamashita Yoshitsugu. Ngoài ra, trong Hiệp Hội Nhu Đạo Quốc Tế cũng chỉ có 2 nhân vật là Anthonius Geesink người Hòa Lan và Charles Parmer người Anh Quốc đạt đến thập đẳng.
Qua đó, có thể suy luận đẳng cấp cao nhất của Nhu Đạo là thập đẳng nhưng vị sư tổ của Nhu Đạo là Kano Jigoro trong quyển “Nhu Đạo Khái Yếu” đã cho rằng: “từ sơ đẳng sẽ thăng cấp từ từ lên thập đẳng và khả năng để tiến lên thập nhất, thập nhị đẳng thì không có sự giới hạn”. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn chưa có một tiền lệ nào về trường hợp vượt qua đẳng cấp của thập đẳng. Về trường hợp phái nữ thì cho đến nay người đạt đến đẳng cấp cao nhất ở mức cửu đẳng cũng chỉ có mỗi nữ võ sĩ Nhật Bản Fukuda Keiko và kế đến ở đẳng cấp bát đẳng thì có 2 nữ võ sĩ là Kosêi Atsukô và Umêzu Katsukô.
Liên quan đến phái nữ thì hiện nay, một khuôn mặt luôn đại diện cho Nhật Bản ở các cuộc tranh tài quốc tế chính là Tani Ryôkô. Tani Ryoko là một nữ tuyển thủ Nhu Đạo tứ đẳng huyền đai thuộc cấp 48 kg có tên thật trước khi thành hôn là Tamura Ryoko, sinh ngày 6 tháng 6 năm 1975 tại tỉnh Shizuoka. Sau khi tốt nghiệp ngành văn học tại trường đại học Têikyo, cô đã nhập học Học Viện Đại Học Thể Dục Thể Thao Nhật Bản và hiện là tuyển thủ chuyên nghiệp trực thuộc tập đoàn sản xuất xe hơi Toyota.
Tani Ryoko có môn tuyệt kỷ sở trường là thế vật “Ippon” tức là dùng sức đè lưng đối thủ gần như sát xuống nền sân thi đấu rồi ra đòn tấn chân làm trụ vật đối phương xoay 1 vòng để quyết định cuộc tranh tài. Tại Nhật Bản, qua một tác phẩm truyện tranh hoạt họa của tác giả Urazawa Naoki nói về nhân vật chính tên Yawara cũng có những ngón đòn tuyệt kỷ về thế vật Ippon này rất được độc giả ưa chuộng, nên giới hâm mộ thường gọi nữ tuyển thủ Tani Ryôkô là “Yawara chan” tức cô bé Yawara. Hơn nữa, chữ Yawara cũng có nghĩa là nhu mềm nên Tani Ryoko rất thích hợp với biệt danh này. Bộ truyện bằng tranh này được phát hành liên tục hàng tuần từ năm 1986 đến năm 1993, sau đó đã được chuyển thành phim hoạt họa và trình chiếu trên đài truyền hình Yomiuri trong suốt 4 năm từ 1989 đến 1992.
Ngoài ra, về điện ảnh thì Nhu Đạo cũng trở thành chủ đề cho nhiều cuốn phim xuất sắc và trong đó bộ phim “Nhu Đạo Tranh Hùng” do hãng phim lớn nhất tại Nhật Bản là Toho (Đông Bảo) sản xuất vào năm 1973 là một tác phẩm rất nổi tiếng có nội dung truyền đạt những đặc tính giáo dục đề cao sức mạnh ý chí của Nhu Đạo, được lồng trong một cốt chuyện cảm động và gay cấn bởi những trận thư hùng quyết đấu của nhiều môn phái kèm theo những giọt nước mắt vinh quang của những võ sinh đạt thành tích sau khi trải qua những thử thách cam go, khổ luyện v.v…
Tani Ryôkô có thành tích đoạt chức vô địch Nhu Đạo thế giới ở bô môn nữ cấp 48 kg qua 6 lần liên tiếp từ giải 1993 đến giải 2003. Tại Thế Vận Hội Barcelone 1992 và Atlanta 1996, Tani Ryôkô cũng đã đoạt huy chương bạc. Rồi cuối cùng cô đã tiến đến mức tuyệt đỉnh trong sự nghiệp tuyển thủ của mình khi liên tục chế ngự Thế Vận Hội trong phạm vi cấp 48 kg tại Sydney năm 2000 và Athène năm 2004. Riêng về giải vô địch Nhu Đạo hàng năm tại quốc nội, kể từ khi đăng quang vào năm 1991 Tani Ryoko luôn là một khuôn mặt hàng đầu của giới Nhu Đạo nữ. Do ảnh hưởng sâu đậm nơi người anh mình, từ thời tiểu học Tani Ryoko đã bắt đầu luyện tập và tỏ ra rất có năng khiếu về Nhu Đạo. Có lần cô đã quật ngã 1 nam sinh cùng lớp có vóc dáng to lớn hơn cô và khiến học sinh này bị thương khá nặng. Tuy có vóc dáng nhỏ thó với chiều cao chỉ ở mức 1,46 m nhưng Tani Ryôkô rất nhanh nhẹn, dẻo dai và có sức chịu đựng nơi hai bả vai cộng thêm sự siêng năng tập luyện nên đã trở thành một tuyển thủ nữ duy nhất của Nhật Bản tạo được thành tích đáng kể như trên. Ở giải Vô Địch Thế Giới 2005 tại Cairo Ai Cập vừa qua, vì lý do sinh nở nên Tani Ryoko đã vắng mặt, tuy vậy cô vẫn được tuyển chọn làm đại biểu cho đội tuyển Nhật Bản để tranh tài tại Thế Vận Hội 2008 sắp tới tại Bắc Kinh.
Tại Việt Nam, Nhu Đạo cũng được du nhập từ năm 1954 do Thượng Tọa Thích Tâm Giác ở chùa Vĩnh Nghiêm trực tiếp thụ huấn từ Nhật Bản rồi truyền bá cho các đệ tử với tính cách tự vệ và rèn luyện sức chịu đựng của cơ thể rồi sau đó cũng nhanh chóng trở thành một môn võ thuật được yêu chuộng thu hút nhiều môn sinh theo học.
Trải qua hơn 1 thế kỷ phát triển song hành cùng các môn võ thuật cận đại, Nhu Đạo luôn chiếm ưu thế về số lượng võ đường và võ sinh thụ nghệ cũng như ngày càng được phổ biến sâu rộng kèm theo sự biến dạng nơi cách nhìn tổng quát của thế giới về một bộ môn thể thao hơn là đặc tính võ thuật. Điều này cũng chính là một trong những niềm tự hào to lớn của con cháu Thái Dương Thần Nữ qua ý nghĩa cống hiến cho nền văn minh văn hóa nhân loại thêm phần phong phú và rực rỡ.
Theo Võ thuật
1 Nhận xét
Bài rất hay, cám ơn bạn nhiều.
vào lúc lúc 08:14 13 tháng 8, 2009
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.