Trong suốt thai kỳ, người mẹ có thể gặp phải những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Đừng bỏ qua những tín hiệu đó.
Phù chân, tay, mệt mỏi, choáng váng là những triệu chứng thông thường trong thai kỳ. Thế nhưng có những dấu hiệu bất thường mà thai phụ lại xem là chuyện bình thường và bỏ qua. Điều đó sẽ gây nguy hiểm cho cả người mẹ lẫn thai nhi.
Chân, tay bị sưng, phù
Ba tháng cuối của thai kỳ, thai phụ thường gặp hiện tượng sưng phù do tăng sự giữ nước của cơ thể. Vào mùa nắng nóng, tình trạng sưng phù càng rõ rệt hơn.
Thai phụ có thể làm giảm sự sưng phù này bằng cách nằm nghiêng về bên trái. Khi ấy, các tĩnh mạch phía bên phải của cơ thể sẽ làm việc tích cực hơn. Do đó làm giảm sự gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch. Ngoài ra, thai phụ nên thường xuyên xoa bóp chân. Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Khi ngồi, không nên bắt chéo chân. Đi bộ hàng ngày sẽ giúp chân bạn không bị sưng phù. Bạn cũng nên mang giày vừa với bàn chân.
Sưng phù là triệu chứng bình thường của thai phụ và sẽ biến mất sau khi sinh. Thế nhưng, nếu bạn phát hiện vùng mặt, xung quanh mắt sưng phù hơn hơn hẳn hai tay thì nên đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu của triệu chứng tiền sản giật, rất nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
Xuất huyết âm đạo
Xuất huyết âm đạo có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ bị sẩy thai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do cơ thể người mẹ tiết ra lượng nội tiết tố không đủ, dẫn đến xuất huyết. Hiện tượng này xảy ra trong ba tháng đầu.
Phân nửa phụ nữ bị xuất huyết thường bị sẩy thai. Khi xuất huyết đi cùng với triệu chứng đau bụng dưới, nguy cơ sẩy thai rất cao. Tuy nhiên, nếu kết quả siêu âm giữa tuần thứ bảy đến tuần thứ mười một của bạn cho thấy nhịp tim bình thường, cơ hội duy trì thai nhi lớn hơn 90%.
Dù vậy, ra máu là hiện tượng nguy hiểm vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ thai lưu, thai lạc chỗ, thai trứng. Đồng thời, xuất huyết âm đạo có thể do những nguyên nhân khác như: nhau tiền đạo hoặc do vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, từ đó sẽ dễ chảy máu sau khi quan hệ hoặc sau khi tiến hành xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Bạn có thể bị sẩy thai ở tuần thứ 13, sinh non ở tuần thứ 37 hoặc sớm hơn.
Buốt khi tiểu tiện
Trong khi tiểu, thai phụ cảm thấy đau nhức, bị buốt, nước tiểu có mùi hôi, màu đỏ đục... Đó chính là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Khoảng 40% phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu bị biến chứng sang nhiễm trùng.
Thai phụ khi bị viêm đường tiết niệu sẽ phải trải qua từ bảy đến mười ngày điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống (an toàn cho thai nhi).
Để tránh căn bệnh nguy hiểm trên, thai phụ cần uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày. Thai phụ có thể uống nước ép nam việt quất. Loại nước này có khả năng diệt trừ vi khuẩn xâm nhập rất tốt.
Bạn cũng không nên nín tiểu. Cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau khi tiểu tiện, nhưng không nên thụt rửa âm đạo trong quá trình mang thai. Nên sử dụng đồ lót trong bằng chất liệu cotton tự nhiên.
Phù chân, tay, mệt mỏi, choáng váng là những triệu chứng thông thường trong thai kỳ. Thế nhưng có những dấu hiệu bất thường mà thai phụ lại xem là chuyện bình thường và bỏ qua. Điều đó sẽ gây nguy hiểm cho cả người mẹ lẫn thai nhi.
Chân, tay bị sưng, phù
Ba tháng cuối của thai kỳ, thai phụ thường gặp hiện tượng sưng phù do tăng sự giữ nước của cơ thể. Vào mùa nắng nóng, tình trạng sưng phù càng rõ rệt hơn.
Thai phụ có thể làm giảm sự sưng phù này bằng cách nằm nghiêng về bên trái. Khi ấy, các tĩnh mạch phía bên phải của cơ thể sẽ làm việc tích cực hơn. Do đó làm giảm sự gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch. Ngoài ra, thai phụ nên thường xuyên xoa bóp chân. Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Khi ngồi, không nên bắt chéo chân. Đi bộ hàng ngày sẽ giúp chân bạn không bị sưng phù. Bạn cũng nên mang giày vừa với bàn chân.
Sưng phù là triệu chứng bình thường của thai phụ và sẽ biến mất sau khi sinh. Thế nhưng, nếu bạn phát hiện vùng mặt, xung quanh mắt sưng phù hơn hơn hẳn hai tay thì nên đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu của triệu chứng tiền sản giật, rất nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
Xuất huyết âm đạo
Xuất huyết âm đạo có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ bị sẩy thai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do cơ thể người mẹ tiết ra lượng nội tiết tố không đủ, dẫn đến xuất huyết. Hiện tượng này xảy ra trong ba tháng đầu.
Phân nửa phụ nữ bị xuất huyết thường bị sẩy thai. Khi xuất huyết đi cùng với triệu chứng đau bụng dưới, nguy cơ sẩy thai rất cao. Tuy nhiên, nếu kết quả siêu âm giữa tuần thứ bảy đến tuần thứ mười một của bạn cho thấy nhịp tim bình thường, cơ hội duy trì thai nhi lớn hơn 90%.
Dù vậy, ra máu là hiện tượng nguy hiểm vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ thai lưu, thai lạc chỗ, thai trứng. Đồng thời, xuất huyết âm đạo có thể do những nguyên nhân khác như: nhau tiền đạo hoặc do vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, từ đó sẽ dễ chảy máu sau khi quan hệ hoặc sau khi tiến hành xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Bạn có thể bị sẩy thai ở tuần thứ 13, sinh non ở tuần thứ 37 hoặc sớm hơn.
Buốt khi tiểu tiện
Trong khi tiểu, thai phụ cảm thấy đau nhức, bị buốt, nước tiểu có mùi hôi, màu đỏ đục... Đó chính là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Khoảng 40% phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu bị biến chứng sang nhiễm trùng.
Thai phụ khi bị viêm đường tiết niệu sẽ phải trải qua từ bảy đến mười ngày điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống (an toàn cho thai nhi).
Để tránh căn bệnh nguy hiểm trên, thai phụ cần uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày. Thai phụ có thể uống nước ép nam việt quất. Loại nước này có khả năng diệt trừ vi khuẩn xâm nhập rất tốt.
Bạn cũng không nên nín tiểu. Cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau khi tiểu tiện, nhưng không nên thụt rửa âm đạo trong quá trình mang thai. Nên sử dụng đồ lót trong bằng chất liệu cotton tự nhiên.
Theo Tiếp thị & Gia đình
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.