Trẻ chưa đến tuổi đi học nói dối do trí tưởng tượng quá phong phú, trẻ nhỏ nói dối là để làm hài lòng người lớn, còn những đứa trẻ lớn hơn nói dối để giải quyết những rắc rối của riêng mình.
Các cách hạn chế tối đa việc nói dối ở trẻ sẽ thay đổi theo từng độ tuổi. Do vậy, các bậc phụ huynh phải lựa chọn phương án phù hợp nhất.
1. Bố mẹ nên thay đổi những thói quen xấu
- Không nên đặt những kỳ vọng thiếu thực thế vào trẻ vì điều này sẽ khuyến khích trẻ nói dối để làm hài lòng bố mẹ.
- Không nên nói: “Nếu con nói sự thật, con sẽ không bị mắng”, sau đó lại trừng phạt bé khi bé thú nhận những hành vi sai trái của mình.
- Đừng bao giờ nói dối trắng trợn kẻo trẻ sẽ làm theo. Nếu một người bạn của trẻ gọi điện tới nhưng trẻ không muốn nói chuyện cùng, bạn đừng bắt máy và nói: “Bạn Bông không có nhà con ạ”.
- Đừng bao giờ trêu, giễu cợt hay làm trẻ thất vọng. Ví dụ nếu trẻ quên bài tập ở nhà, không nên hỏi: “Cô giáo thích bài con làm chứ”.
2. Gợi ý cách xử lý phù hợp với lứa tuổi
Khi trẻ dưới tuổi đi học nói dối, bạn nên nói :
- “Ồ, trí tưởng tượng của con rất phong phú!”.
- “Kể thêm cho mẹ đi. Chơi trò kể chuyện này cũng khá thú vị”.
- “Câu chuyện rất hay. Thỉnh thoảng mẹ cũng muốn được sống trong một tòa lâu đài như vậy”.
Những em bé ở lứa tuổi này thường nói những điều không có thật, đấy chưa hẳn là nói dối, bởi lẽ đây là giai đoạn trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ nghĩ ra nhiều điều khác lạ. Hiểu được điều này, bố mẹ không nên quy cho trẻ tội nói dối mà nên nói chuyện với trẻ như thể trẻ đang kể truyện cổ tích cho bạn nghe.
Khi trẻ ở độ tuổi đến trường nói dối, bạn nên nói :
- “Mặc dù con nói con đã làm bài tập về nhà nhưng mẹ có thể nhận ra con chưa làm. Lần sau mẹ muốn con sẽ nói thật với mẹ”.
- “Mẹ nhận ra con đang nói vài điều không hoàn toàn đúng sự thật. Sau này, mẹ muốn con trung thực hơn”.
- “Tất cả chúng ta đều có thể mắc lỗi. Lần tới hãy cho mẹ biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng đừng thay đổi sự thật”.
Khi trẻ ở độ tuổi lớn hơn nói dối, bạn nên nói :
- “Mọi vấn đề đều có thể giải quyết. Tại sao con không nói cho mẹ nghe chuyện gì đang xảy ra để mẹ giúp con”.
- “Có nhiều lần mẹ đã nghĩ, cách tốt nhất đề giải quyết vấn đề là lảng tránh nó. Nhưng hóa ra không phải thế con ạ”.
- “Con có vẻ đang gặp vấn đề. Mẹ ở đây là để giúp con, nếu con muốn nói cho mẹ biết…”.
Trẻ ở độ tuổi này nói dối thường vì muốn tự giải quyết những rắc rối đang gặp phải. Thay bằng trách mắng, bạn hãy là người chia sẻ và giúp đỡ trẻ vượt qua khó khăn.
Các cách hạn chế tối đa việc nói dối ở trẻ sẽ thay đổi theo từng độ tuổi. Do vậy, các bậc phụ huynh phải lựa chọn phương án phù hợp nhất.
1. Bố mẹ nên thay đổi những thói quen xấu
- Không nên đặt những kỳ vọng thiếu thực thế vào trẻ vì điều này sẽ khuyến khích trẻ nói dối để làm hài lòng bố mẹ.
- Không nên nói: “Nếu con nói sự thật, con sẽ không bị mắng”, sau đó lại trừng phạt bé khi bé thú nhận những hành vi sai trái của mình.
- Đừng bao giờ nói dối trắng trợn kẻo trẻ sẽ làm theo. Nếu một người bạn của trẻ gọi điện tới nhưng trẻ không muốn nói chuyện cùng, bạn đừng bắt máy và nói: “Bạn Bông không có nhà con ạ”.
- Đừng bao giờ trêu, giễu cợt hay làm trẻ thất vọng. Ví dụ nếu trẻ quên bài tập ở nhà, không nên hỏi: “Cô giáo thích bài con làm chứ”.
2. Gợi ý cách xử lý phù hợp với lứa tuổi
Khi trẻ dưới tuổi đi học nói dối, bạn nên nói :
- “Ồ, trí tưởng tượng của con rất phong phú!”.
- “Kể thêm cho mẹ đi. Chơi trò kể chuyện này cũng khá thú vị”.
- “Câu chuyện rất hay. Thỉnh thoảng mẹ cũng muốn được sống trong một tòa lâu đài như vậy”.
Những em bé ở lứa tuổi này thường nói những điều không có thật, đấy chưa hẳn là nói dối, bởi lẽ đây là giai đoạn trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ nghĩ ra nhiều điều khác lạ. Hiểu được điều này, bố mẹ không nên quy cho trẻ tội nói dối mà nên nói chuyện với trẻ như thể trẻ đang kể truyện cổ tích cho bạn nghe.
Khi trẻ ở độ tuổi đến trường nói dối, bạn nên nói :
- “Mặc dù con nói con đã làm bài tập về nhà nhưng mẹ có thể nhận ra con chưa làm. Lần sau mẹ muốn con sẽ nói thật với mẹ”.
- “Mẹ nhận ra con đang nói vài điều không hoàn toàn đúng sự thật. Sau này, mẹ muốn con trung thực hơn”.
- “Tất cả chúng ta đều có thể mắc lỗi. Lần tới hãy cho mẹ biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng đừng thay đổi sự thật”.
Khi trẻ ở độ tuổi lớn hơn nói dối, bạn nên nói :
- “Mọi vấn đề đều có thể giải quyết. Tại sao con không nói cho mẹ nghe chuyện gì đang xảy ra để mẹ giúp con”.
- “Có nhiều lần mẹ đã nghĩ, cách tốt nhất đề giải quyết vấn đề là lảng tránh nó. Nhưng hóa ra không phải thế con ạ”.
- “Con có vẻ đang gặp vấn đề. Mẹ ở đây là để giúp con, nếu con muốn nói cho mẹ biết…”.
Trẻ ở độ tuổi này nói dối thường vì muốn tự giải quyết những rắc rối đang gặp phải. Thay bằng trách mắng, bạn hãy là người chia sẻ và giúp đỡ trẻ vượt qua khó khăn.
Trúc Linh
Theo Dân Trí
Theo Dân Trí
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.