Theo thống kê từ bệnh viện Trung ương Huế, chỉ riêng trong tháng Tám vừa qua, đã có 12 ca nhiễm khuẩn liên cầu lợn (lớn hơn nhiều so với con số dưới 10 ca của cả năm 2009). Đặc biệt, đã có 10 ca tử vong kể từ đầu tháng Tư đến nay.
Mới nhất là bệnh nhân N.Đ.Đ. (60 tuổi) trú thôn Hải Thành, Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang vừa mới qua đời vào sáng 31/8, sau khi mắc bệnh liên cầu lợn quá nặng. Ngay trong ngày, Trung tâm Y tế huyện Phú Vang đã cử nhân viên đến nhà ông Đoàn phun thuốc diệt khuẩn, vệ sinh khu vực trong và ngoài nhà.
Trước đó vào chiều 30/8, bệnh nhân Lê Văn Xoan (45 tuổi), ngụ thôn 7, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, Quảng Trị cũng đã qua đời do liên cầu lợn.
Theo bác sĩ Dương Văn Sinh, Trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức Bệnh viện Trung ương Huế, nạn nhân có kết quả dương tính sau khi cấy máu. Nguyên nhân của ông Đoàn chết là do nhiễm bệnh liên cầu lợn, đồng thời người nhà đưa nạn nhân lên bệnh viện quá muộn nên không thể cứu chữa nổi. Đây là ca tử vong đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế do nhiễm liên cầu lợn.
Bác sĩ Sinh cho biết bệnh liên cầu lợn xuất phát duy nhất từ heo tai xanh. Vì heo tai xanh có hệ miễn dịch rất yếu nên vi khuẩn liên cầu xâm nhập vào cơ thể. Các loại heo bình thường hay có bệnh khác không bao giờ nhiễm khuẩn liên cầu.
Dấu hiệu của người mắc bệnh này là đau bụng dữ dội, đi ngoài nhiều lần, nôn mửa và sốt cao. Thường người nhà không chú ý đến dấu hiệu này nên khi chuyển sang giai đoạn bùng phát bệnh nặng như suy tim mạch, ngũ tạng, nhiễm trùng máu, da trên thân thể chuyển sang xanh, xám… thì đã quá muộn.
Bác sĩ Sinh khuyến cáo trước tình hình bệnh liên cầu lợn đang có xu hướng gia tăng, toàn thể mọi người khi ăn phải chế biến thức ăn có liên quan đến lợn phải thật kỹ và nấu thật sôi; tuyệt đối không ăn các thức ăn như tiết canh các loại (vì có quán làm giả tiết canh vịt, ngan bằng máu lợn), dồi lợn, nem chua, tré và các bộ phận lục phủ ngũ tạng trong lợn…
Nếu sau khi ăn xong thức ăn có liên quan đến lợn mà có dấu hiệu như đau bụng, nôn mửa, đi ngoài nhiều lần kèm theo sốt thì phải đưa lên bệnh viện gần nhất ngay.
Tính từ đầu tháng 4 đến nay đã có 34 trường hợp nhiễm liên cầu lợn nằm tại khoa Cấp cứu hồi sức. Số bệnh này lũy tiến theo dấu hiệu tăng. Cụ thể, tháng 4 có 4 ca bệnh, tháng 5: có 3 ca, tháng 6: 6 ca, tháng 7: 9 ca và tháng 8: 12 ca.
Đã có 10 người trong số 34 bệnh nhân này đã chết. Cụ thể tháng 4 và tháng 5 có 4 người chết, tháng 6,7,8 có 6 người chết. Đáng chú ý trong số 34 trường hợp này, có đến 32 ca xuất phát từ tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Mới nhất là bệnh nhân N.Đ.Đ. (60 tuổi) trú thôn Hải Thành, Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang vừa mới qua đời vào sáng 31/8, sau khi mắc bệnh liên cầu lợn quá nặng. Ngay trong ngày, Trung tâm Y tế huyện Phú Vang đã cử nhân viên đến nhà ông Đoàn phun thuốc diệt khuẩn, vệ sinh khu vực trong và ngoài nhà.
Trước đó vào chiều 30/8, bệnh nhân Lê Văn Xoan (45 tuổi), ngụ thôn 7, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, Quảng Trị cũng đã qua đời do liên cầu lợn.
Theo bác sĩ Dương Văn Sinh, Trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức Bệnh viện Trung ương Huế, nạn nhân có kết quả dương tính sau khi cấy máu. Nguyên nhân của ông Đoàn chết là do nhiễm bệnh liên cầu lợn, đồng thời người nhà đưa nạn nhân lên bệnh viện quá muộn nên không thể cứu chữa nổi. Đây là ca tử vong đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế do nhiễm liên cầu lợn.
Bác sĩ Sinh cho biết bệnh liên cầu lợn xuất phát duy nhất từ heo tai xanh. Vì heo tai xanh có hệ miễn dịch rất yếu nên vi khuẩn liên cầu xâm nhập vào cơ thể. Các loại heo bình thường hay có bệnh khác không bao giờ nhiễm khuẩn liên cầu.
Dấu hiệu của người mắc bệnh này là đau bụng dữ dội, đi ngoài nhiều lần, nôn mửa và sốt cao. Thường người nhà không chú ý đến dấu hiệu này nên khi chuyển sang giai đoạn bùng phát bệnh nặng như suy tim mạch, ngũ tạng, nhiễm trùng máu, da trên thân thể chuyển sang xanh, xám… thì đã quá muộn.
Bác sĩ Sinh khuyến cáo trước tình hình bệnh liên cầu lợn đang có xu hướng gia tăng, toàn thể mọi người khi ăn phải chế biến thức ăn có liên quan đến lợn phải thật kỹ và nấu thật sôi; tuyệt đối không ăn các thức ăn như tiết canh các loại (vì có quán làm giả tiết canh vịt, ngan bằng máu lợn), dồi lợn, nem chua, tré và các bộ phận lục phủ ngũ tạng trong lợn…
Nếu sau khi ăn xong thức ăn có liên quan đến lợn mà có dấu hiệu như đau bụng, nôn mửa, đi ngoài nhiều lần kèm theo sốt thì phải đưa lên bệnh viện gần nhất ngay.
Tính từ đầu tháng 4 đến nay đã có 34 trường hợp nhiễm liên cầu lợn nằm tại khoa Cấp cứu hồi sức. Số bệnh này lũy tiến theo dấu hiệu tăng. Cụ thể, tháng 4 có 4 ca bệnh, tháng 5: có 3 ca, tháng 6: 6 ca, tháng 7: 9 ca và tháng 8: 12 ca.
Đã có 10 người trong số 34 bệnh nhân này đã chết. Cụ thể tháng 4 và tháng 5 có 4 người chết, tháng 6,7,8 có 6 người chết. Đáng chú ý trong số 34 trường hợp này, có đến 32 ca xuất phát từ tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Đại Dương
Theo Dân Trí
Theo Dân Trí
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.