Tự tay sắp xếp hệ thống, điều chỉnh âm lượng từng loa, nâng cấp cáp nối hay chỉnh trang lại phòng nghe sẽ giúp bạn có được chất lượng âm thanh ưng ý.
10 Lời khuyên của Cnet giúp cải thiện nhanh chóng chất lượng âm thanh ở hệ thống home theater của bạn.
1. Tự tay sắp xếp hệ thống
Mỗi AV receiver 5.1 hay 7.1 đều có một hướng dẫn thiết lập, nhưng nếu như chưa bao giờ thử khám phá các tùy chọn khác, thì chắc hẳn âm thanh mang lại cũng chỉ ở mức "tàm tạm". Bởi vậy tự tay thiết lập hệ thống cũng là một cách hay để tìm ra một cách sắp xếp ưng ý dành cho bản thân.
Bước đầu tiên khá dễ dàng, người nghe cần chọn ra được đâu là loa lớn, loa nhỏ hoặc không thì là những loa trước bên trái, phải, trung tâm và loa surround. Một quy tắc dễ nhận thấy là những loa có loa trầm 6 inch hay lớn hơn thì đều có thể coi là loa lớn.
Tiếp theo, tìm một cái thước dây và đo các khoảng cách từ loa tới người nghe để đảm bảo sao cho tất cả âm thanh từ loa phát tới tai đều ở thời điểm chính xác như nhau.
Sau đó, cần chắc chắn rằng tất cả loa trong hệ thống đều ở cùng ở một mức âm lượng tương xứng với nhau. Phát một đoạn nhạc tới từng loa để có thể điều chỉnh mức âm lượng tương xứng.
2. Mua một máy đo âm thanh
Có những máy đo rất tuyệt vời nhưng đắt tiền, cũng có một số mẫu giá không hề đắt mà vẫn cho kết quả khá chính xác. Máy đo áp suất âm thanh analog của hãng RadioShack không phải là đắt khi có giá 50 USD, mà lại dễ sử dụng. Máy sẽ đưa ra mức âm lượng lớn nhất và thích hợp cho nhu cầu xem phim của bạn với một vài điều chỉnh trên máy đo.
Một lưu ý khác là trên gian ứng dụng trực tuyến Apple apps store hiện tại cũng đang bán một số ứng dụng để đo decibel (đơn vị đo âm thanh). Những ứng đó cho phép bạn sử dụng microphone của iPhone để đo ra được một số loại âm như giọng nói của con người nhưng lại không thể dùng chúng để thiết lập hệ thống âm thanh rạp hát. Đó chỉ là một thử nghiệm vui bởi chắc chắn sẽ gặp nhiều vấn đề khi sử dụng để đo những tần số cực thấp ở loa siêu trầm trong hệ thống âm thanh.
3. Đảm bảo rằng các dây nối loa đều được cắm chính xác
Với một mớ lộn xộn các dây dẫn nằm ở phía sau receiver, sẽ có người nhầm lẫn giữa các dây nối "+" và "-", và chẳng biết dây nào nối tới đâu. Các receiver hiện nay đều có hướng dẫn cái đặt tự động, làm giảm bớt rắc rối trong việc thiết lập hệ thống. Ngoài ra, một số đĩa hướng dẫn như Sound & Vision: Home Theater Tune-Up, The Avia Guide to Home Theater, Digital Video Essentials... sẽ giúp người nghe quen dần và tự mình có thể thiết lập được các kết nối ở nhiều hệ thống âm thanh rạp hát khác nhau.
4. Kiểm soát loa siêu trầm
Thử âm thanh hay đo đạc đều không thể quyết định được đến phần bass. Nếu tiếng bass từ loa sub của bạn không gãy gọn, dày hoặc không bằng phẳng thì đầu tiên hãy thử giảm âm lượng.
Sau đó, di chuyển loa siêu trầm ra khỏi góc, đặt chúng tới gần hơn những loa phía trước và việc đó sẽ giúp cho tiếng bass trở nên phẳng, dễ chịu hơn.
5. Mua thêm chân đế hay giá treo cho loa
Nên kéo loa ra khỏi tủ sách hoặc lôi xuống từ trên tủ cao và đặt lên sàn, giá treo tường để có thể cải thiện chất lượng âm thanh. Và nhớ là bạn cũng cần tìm những miếng đệm lót để đặt giữa loa và chân đế, giúp giảm bớt sự rung lắc của loa khi phát âm thanh.
6. Xem xét các vị trí đặt loa
Nếu người nghe không để loa đứng hay treo trên tường thì cũng nên để ý, điều quan trọng nhất của một hệ thống rạp hát là đặt loa trước với tweeter ở nơi gần nhất có thể, sao cho hợp với tai nghe. Tiếp theo, tiếp tục thay đổi loa trái/phải từ vị trí ban đầu cho tới vị trí "điểm ngọt" cho chất lượng âm thanh tốt nhất.
Nếu một loa được đặt bên trong khoảng 45 cm cách góc phòng, bạn cần di chuyển nó khỏi góc đó và hướng về phía nghe trung tâm. Quả thực, nếu điều chỉnh cả hai loa hướng về trung tâm sẽ giúp tạo ra những hiệu ứng nổi hoặc làm cho âm thanh trung tâm tốt hơn, tạo nên những hiệu ứng sân khấu không tưởng.
7. Xem lại cấu tạo phòng nghe
Phòng nghe làm từ gỗ hay sàn gạch và nhiều cửa sổ hay có nhiều gương luôn làm cho âm thanh của hệ thống quá chói. Bởi vậy, một tấm thảm dày hay rèm che cửa sổ lại sẽ làm giảm bớt sự chói gắt khó chịu đó.
8. Nâng cấp dây cáp loa
Nếu vẫn đang dùng những dây nối được bán kèm theo có chất lượng mỏng manh. Tốt hơn là nên đầu tư vào những mẫu dây nối cao cấp hơn, nó chắc chắn sẽ cải thiện chất lượng âm thanh cho hệ thống của bạn. Tất nhiên là bạn cũng không nên tiêu tốn hơn mức 10 USD cho một mét dây.
9. Thêm một ampli để tăng thêm sức mạnh
Nếu phòng nghe quá lớn và người nghe chưa thấy vừa ý với âm lượng của hệ thống thì nên tăng công suất. Lấy hướng dẫn của receiver ra hoặc có thể ngó ở phía sau để về các kết nối preamp, các giắc dành cho kênh trái, phải, trung tâm, kênh âm thanh vòm trái và phải. Nếu receiver được trang bị những thứ đó, bạn có thể bổ sung thêm ampli với công suất riêng 100, 150 hay 200 Watt mỗi kênh để tăng sức mạnh.
10. Mua thêm loa phù hợp
Loa trong cùng một bộ luôn tỏ ra "dễ chịu" với nhau, chất lượng âm thanh của cả hệ thống nhờ đó mà cũng tương đồng, hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn không thể trang trải một bộ đầy đủ đắt tiền. Và biết được rằng ba loa trước (trái, phải và trung tâm) luôn là quan trọng nhất và cần phải ở cùng một series. Sẽ thật kinh tế nếu người nghe sử dụng cách thay thế những mẫu loa cũ tạo hiệu ứng phía sau bằng việc nâng cấp chúng bằng những model tốt hơn.
Nên biết, một trong những điều hay của "thú chơi" hệ thống rạp hát tại nhà chính là việc được nâng cấp từng phần của hệ thống (như loa, receiver, đầu Blu-ray).
10 Lời khuyên của Cnet giúp cải thiện nhanh chóng chất lượng âm thanh ở hệ thống home theater của bạn.
1. Tự tay sắp xếp hệ thống
Mỗi AV receiver 5.1 hay 7.1 đều có một hướng dẫn thiết lập, nhưng nếu như chưa bao giờ thử khám phá các tùy chọn khác, thì chắc hẳn âm thanh mang lại cũng chỉ ở mức "tàm tạm". Bởi vậy tự tay thiết lập hệ thống cũng là một cách hay để tìm ra một cách sắp xếp ưng ý dành cho bản thân.
Bước đầu tiên khá dễ dàng, người nghe cần chọn ra được đâu là loa lớn, loa nhỏ hoặc không thì là những loa trước bên trái, phải, trung tâm và loa surround. Một quy tắc dễ nhận thấy là những loa có loa trầm 6 inch hay lớn hơn thì đều có thể coi là loa lớn.
Tiếp theo, tìm một cái thước dây và đo các khoảng cách từ loa tới người nghe để đảm bảo sao cho tất cả âm thanh từ loa phát tới tai đều ở thời điểm chính xác như nhau.
Sau đó, cần chắc chắn rằng tất cả loa trong hệ thống đều ở cùng ở một mức âm lượng tương xứng với nhau. Phát một đoạn nhạc tới từng loa để có thể điều chỉnh mức âm lượng tương xứng.
2. Mua một máy đo âm thanh
Có những máy đo rất tuyệt vời nhưng đắt tiền, cũng có một số mẫu giá không hề đắt mà vẫn cho kết quả khá chính xác. Máy đo áp suất âm thanh analog của hãng RadioShack không phải là đắt khi có giá 50 USD, mà lại dễ sử dụng. Máy sẽ đưa ra mức âm lượng lớn nhất và thích hợp cho nhu cầu xem phim của bạn với một vài điều chỉnh trên máy đo.
Một lưu ý khác là trên gian ứng dụng trực tuyến Apple apps store hiện tại cũng đang bán một số ứng dụng để đo decibel (đơn vị đo âm thanh). Những ứng đó cho phép bạn sử dụng microphone của iPhone để đo ra được một số loại âm như giọng nói của con người nhưng lại không thể dùng chúng để thiết lập hệ thống âm thanh rạp hát. Đó chỉ là một thử nghiệm vui bởi chắc chắn sẽ gặp nhiều vấn đề khi sử dụng để đo những tần số cực thấp ở loa siêu trầm trong hệ thống âm thanh.
3. Đảm bảo rằng các dây nối loa đều được cắm chính xác
Với một mớ lộn xộn các dây dẫn nằm ở phía sau receiver, sẽ có người nhầm lẫn giữa các dây nối "+" và "-", và chẳng biết dây nào nối tới đâu. Các receiver hiện nay đều có hướng dẫn cái đặt tự động, làm giảm bớt rắc rối trong việc thiết lập hệ thống. Ngoài ra, một số đĩa hướng dẫn như Sound & Vision: Home Theater Tune-Up, The Avia Guide to Home Theater, Digital Video Essentials... sẽ giúp người nghe quen dần và tự mình có thể thiết lập được các kết nối ở nhiều hệ thống âm thanh rạp hát khác nhau.
4. Kiểm soát loa siêu trầm
Thử âm thanh hay đo đạc đều không thể quyết định được đến phần bass. Nếu tiếng bass từ loa sub của bạn không gãy gọn, dày hoặc không bằng phẳng thì đầu tiên hãy thử giảm âm lượng.
Sau đó, di chuyển loa siêu trầm ra khỏi góc, đặt chúng tới gần hơn những loa phía trước và việc đó sẽ giúp cho tiếng bass trở nên phẳng, dễ chịu hơn.
5. Mua thêm chân đế hay giá treo cho loa
Nên kéo loa ra khỏi tủ sách hoặc lôi xuống từ trên tủ cao và đặt lên sàn, giá treo tường để có thể cải thiện chất lượng âm thanh. Và nhớ là bạn cũng cần tìm những miếng đệm lót để đặt giữa loa và chân đế, giúp giảm bớt sự rung lắc của loa khi phát âm thanh.
6. Xem xét các vị trí đặt loa
Nếu người nghe không để loa đứng hay treo trên tường thì cũng nên để ý, điều quan trọng nhất của một hệ thống rạp hát là đặt loa trước với tweeter ở nơi gần nhất có thể, sao cho hợp với tai nghe. Tiếp theo, tiếp tục thay đổi loa trái/phải từ vị trí ban đầu cho tới vị trí "điểm ngọt" cho chất lượng âm thanh tốt nhất.
Nếu một loa được đặt bên trong khoảng 45 cm cách góc phòng, bạn cần di chuyển nó khỏi góc đó và hướng về phía nghe trung tâm. Quả thực, nếu điều chỉnh cả hai loa hướng về trung tâm sẽ giúp tạo ra những hiệu ứng nổi hoặc làm cho âm thanh trung tâm tốt hơn, tạo nên những hiệu ứng sân khấu không tưởng.
7. Xem lại cấu tạo phòng nghe
Phòng nghe làm từ gỗ hay sàn gạch và nhiều cửa sổ hay có nhiều gương luôn làm cho âm thanh của hệ thống quá chói. Bởi vậy, một tấm thảm dày hay rèm che cửa sổ lại sẽ làm giảm bớt sự chói gắt khó chịu đó.
8. Nâng cấp dây cáp loa
Nếu vẫn đang dùng những dây nối được bán kèm theo có chất lượng mỏng manh. Tốt hơn là nên đầu tư vào những mẫu dây nối cao cấp hơn, nó chắc chắn sẽ cải thiện chất lượng âm thanh cho hệ thống của bạn. Tất nhiên là bạn cũng không nên tiêu tốn hơn mức 10 USD cho một mét dây.
9. Thêm một ampli để tăng thêm sức mạnh
Nếu phòng nghe quá lớn và người nghe chưa thấy vừa ý với âm lượng của hệ thống thì nên tăng công suất. Lấy hướng dẫn của receiver ra hoặc có thể ngó ở phía sau để về các kết nối preamp, các giắc dành cho kênh trái, phải, trung tâm, kênh âm thanh vòm trái và phải. Nếu receiver được trang bị những thứ đó, bạn có thể bổ sung thêm ampli với công suất riêng 100, 150 hay 200 Watt mỗi kênh để tăng sức mạnh.
10. Mua thêm loa phù hợp
Loa trong cùng một bộ luôn tỏ ra "dễ chịu" với nhau, chất lượng âm thanh của cả hệ thống nhờ đó mà cũng tương đồng, hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn không thể trang trải một bộ đầy đủ đắt tiền. Và biết được rằng ba loa trước (trái, phải và trung tâm) luôn là quan trọng nhất và cần phải ở cùng một series. Sẽ thật kinh tế nếu người nghe sử dụng cách thay thế những mẫu loa cũ tạo hiệu ứng phía sau bằng việc nâng cấp chúng bằng những model tốt hơn.
Nên biết, một trong những điều hay của "thú chơi" hệ thống rạp hát tại nhà chính là việc được nâng cấp từng phần của hệ thống (như loa, receiver, đầu Blu-ray).
Tuấn Anh
Theo Số hóa
Theo Số hóa
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.