Chỉ trong 5 ngày đã liên tiếp phát hiện 4 ca dương tính với bệnh tả và 3 trường hợp khác nghi nhiễm. Nguồn gốc nhiễm bệnh nhiều khả năng đến từ thức ăn đường phố, song người dân vẫn tỏ ra thờ ơ trước nạn dịch này.
Vẫn rau sống, mắm nêm
Thức ăn đường phố là một trong những “thủ phạm” bị liệt vào “danh sách” các nguyên nhân hàng đầu lây lan phẩy khuẩn tả. Thế nhưng, kẻ bán, người ăn vẫn tấp nập như thường.
“Làm nghề như tụi tôi, không ăn ở đường phố thì ăn ở đâu? Bệnh dịch thì lúc nào chẳng có, quan trọng là mình có đủ sức đề kháng hay không thôi…”, miệng nói, tay bác xe ôm tại ngã tư Bình Triệu gắp món rau sống chấm vào chén mắm nêm.
Ngay trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn (đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1), bà chủ điểm bán cháo lòng và bún bò luôn tay hết bốc bún, thái thịt rồi lại cầm chiếc giẻ đen kịt lau bàn. Hai xô nước rửa chén đặt sát bên thùng rác công cộng đã nổi váng, ngả màu trắng đục.
Hầu hết khách quen ở đây đều là sinh viên, một bạn tỏ ra chủ quan: “Chỉ cần hơn 10.000 đồng là đủ cho một bữa trưa rồi anh ạ. Ăn ở những quán sạch sẽ, sang trọng tốn tiền lắm. Tụi em ngày nào cũng ăn ở đây mà có thấy bệnh tật gì đâu”.
Bác sỹ Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM khẳng định: thức ăn hàng rong, vỉa hè không đảm bảo vệ sinh do thiếu nước rửa, lại thường xuyên hứng nắng, bụi được xem là thủ phạm gây ngộ độc. Cũng không loại trừ khả năng người bán nấu thức ăn chưa đủ chín khiến khuẩn tả sinh sôi.
Đã có 4 ca dương tính và 3 ca nghi nhiễm tả
Trong ngày 6/4, Sở Y tế TPHCM đã xác nhận trường hợp hai mẹ con người phụ nữ (28 tuổi, ngụ ngụ tại chung cư Bùi Minh Thực, quận 8) cùng dương tính với phẩy khuẩn tả.
Đến ngày 9/4, thêm một người bạn (29 tuổi) ở cùng chung cư trên cũng dương tính với phẩy khuẩn tả. Cả 3 đã ăn bánh mì của một người bán hàng rong trước cổng trường Hồng Bàng (quận 5) và bị tiêu chảy cách đó 5 ngày.
Cùng ngày 9/4, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới xác nhận thêm 1 sinh viên (25 tuổi, ngụ quận 5) đã bị nhiễm phẩy khuẩn tả. Trước đó, nam sinh viên này đã đi ăn tại một tiệm cơm bụi trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh).
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đã tiếp nhận 3 ca khác nghi ngờ nhiễm loại bệnh này.
Trước nguy cơ bệnh tả lây lan trên diện rộng, Sở Y tế TPHCM yêu cầu 24 quận/huyện lấy mẫu nước tại một số hộ dân, chung cư và mẫu thức ăn các hàng quán để kiểm tra. Hàng ngày, các quận/huyện đều báo cáo cho Sở và Sở báo cáo lại cho UBND TPHCM và Bộ Y tế về tình hình dịch bệnh của địa phương.
Bác sỹ Phan Văn Nghiệm - Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế TPHCM khuyến cáo: “Để ngăn ngừa bệnh tả, mọi người cần chọn thực phẩm tươi sống; an toàn khi chế biến thức ăn; thường xuyên rửa khử trùng chén đũa bằng nước nóng; không ăn uống ở các hàng quán lề đường không đảm bảo VSATTP”.
Vẫn rau sống, mắm nêm
Thức ăn đường phố là một trong những “thủ phạm” bị liệt vào “danh sách” các nguyên nhân hàng đầu lây lan phẩy khuẩn tả. Thế nhưng, kẻ bán, người ăn vẫn tấp nập như thường.
“Làm nghề như tụi tôi, không ăn ở đường phố thì ăn ở đâu? Bệnh dịch thì lúc nào chẳng có, quan trọng là mình có đủ sức đề kháng hay không thôi…”, miệng nói, tay bác xe ôm tại ngã tư Bình Triệu gắp món rau sống chấm vào chén mắm nêm.
Ngay trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn (đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1), bà chủ điểm bán cháo lòng và bún bò luôn tay hết bốc bún, thái thịt rồi lại cầm chiếc giẻ đen kịt lau bàn. Hai xô nước rửa chén đặt sát bên thùng rác công cộng đã nổi váng, ngả màu trắng đục.
Hầu hết khách quen ở đây đều là sinh viên, một bạn tỏ ra chủ quan: “Chỉ cần hơn 10.000 đồng là đủ cho một bữa trưa rồi anh ạ. Ăn ở những quán sạch sẽ, sang trọng tốn tiền lắm. Tụi em ngày nào cũng ăn ở đây mà có thấy bệnh tật gì đâu”.
Bác sỹ Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM khẳng định: thức ăn hàng rong, vỉa hè không đảm bảo vệ sinh do thiếu nước rửa, lại thường xuyên hứng nắng, bụi được xem là thủ phạm gây ngộ độc. Cũng không loại trừ khả năng người bán nấu thức ăn chưa đủ chín khiến khuẩn tả sinh sôi.
Đã có 4 ca dương tính và 3 ca nghi nhiễm tả
Trong ngày 6/4, Sở Y tế TPHCM đã xác nhận trường hợp hai mẹ con người phụ nữ (28 tuổi, ngụ ngụ tại chung cư Bùi Minh Thực, quận 8) cùng dương tính với phẩy khuẩn tả.
Đến ngày 9/4, thêm một người bạn (29 tuổi) ở cùng chung cư trên cũng dương tính với phẩy khuẩn tả. Cả 3 đã ăn bánh mì của một người bán hàng rong trước cổng trường Hồng Bàng (quận 5) và bị tiêu chảy cách đó 5 ngày.
Cùng ngày 9/4, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới xác nhận thêm 1 sinh viên (25 tuổi, ngụ quận 5) đã bị nhiễm phẩy khuẩn tả. Trước đó, nam sinh viên này đã đi ăn tại một tiệm cơm bụi trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh).
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đã tiếp nhận 3 ca khác nghi ngờ nhiễm loại bệnh này.
Trước nguy cơ bệnh tả lây lan trên diện rộng, Sở Y tế TPHCM yêu cầu 24 quận/huyện lấy mẫu nước tại một số hộ dân, chung cư và mẫu thức ăn các hàng quán để kiểm tra. Hàng ngày, các quận/huyện đều báo cáo cho Sở và Sở báo cáo lại cho UBND TPHCM và Bộ Y tế về tình hình dịch bệnh của địa phương.
Bác sỹ Phan Văn Nghiệm - Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế TPHCM khuyến cáo: “Để ngăn ngừa bệnh tả, mọi người cần chọn thực phẩm tươi sống; an toàn khi chế biến thức ăn; thường xuyên rửa khử trùng chén đũa bằng nước nóng; không ăn uống ở các hàng quán lề đường không đảm bảo VSATTP”.
Vân Sơn
Theo Dân Trí
Theo Dân Trí
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.