Quá hiền lành, không biết cách giải quyết mâu thuẫn với bạn bè chỉ là hai trong số những nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị đánh, dọa dẫm hoặc cô lập ở trường.
Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh những trẻ bị bạn bè đánh đập hoặc chế giễu thường gặp những vấn đề nào đó trong cuộc sống. Livescience cho biết, 10-13% trẻ ở độ tuổi đến trường tại Mỹ từng đối mặt với một dạng cô lập hoặc bắt nạt nào đó của bạn bè đồng lứa. Ngoài việc gây nên các vấn đề liên quan tới sức khỏe thần kinh, hành động bắt nạt và sự cô lập còn có thể khiến trẻ nhận điểm kém, bỏ học, lạm dụng các chất kích thích như rượu hay ma túy.
“Đó thực sự là một vấn đề chưa được chú ý đúng mức”, Clark McKown, một nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu hành vi thần kinh Rush tại thành phố Chicago, Mỹ, nhận xét.
Theo Livescience, McKown và các đồng nghiệp tuyển 284 trẻ em trong độ tuổi 4-16 để thực hiện hai thử nghiệm.
Trong thử nghiệm thứ nhất, nhóm nghiên cứu cho trẻ xem một số đoạn video và ảnh trước khi yêu cầu chúng đánh giá cảm xúc của những người trong ảnh dựa vào biểu hiện trên khuôn mặt, sắc thái giọng nói và động tác cơ thể. Trong thử nghiệm thứ hai, các nhà khoa học mô tả hàng loạt tình huống trong cuộc sống và yêu cầu trẻ nói ra cách xử lý của chúng đối với mỗi tình huống.
Sau đó nhóm nghiên cứu hỏi phụ huynh và giáo viên dạy 284 trẻ về hành vi xã hội và tình bạn của chúng.
Kết quả cho thấy những trẻ có các vấn đề về mặt xã hội cũng gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ cơ thể. Các em không nhận ra những ám hiệu phi ngôn ngữ, không hiểu được ý nghĩa của các động tác cơ thể và sự thay đổi sắc thái giọng nói, không nghĩ được ra những giải pháp hợp lý để giải quyết mâu thuẫn với người xung quanh.
Nhu cầu số một của nhân loại là được giống người khác, song rất nhiều đứa trẻ đang lạc lõng trong thế giới của chúng. Các em không hiểu những nguyên tắc cơ bản trong xã hội và thường mắc những sai lầm không một cách vô tình.
Chẳng hạn, một đứa trẻ có thể không bao giờ để ý tới hành động quắc mắt vì giận dữ của người khác hoặc không hiểu tại sao bạn nó lại giậm chân. Nhiều trẻ không biết cách dung hòa nguyện vọng của bạn bè với mong muốn của chúng.
“Điều quan trọng là phải xác định được những khiếm khuyết của trẻ và sau đó khắc phục những khiếm khuyết đó”, McKown nói.
Nếu trẻ em gặp khó khăn trong việc hòa nhập xã hội trong thời gian dài thì một vòng tròn luẩn quẩn sẽ xuất hiện. Những trẻ bị hắt hủi có rất ít cơ hội thực hành kỹ năng xã hội, trong khi những đứa trẻ được yêu mến lại thừa thãi cơ hội để hoàn thiện kỹ năng của chúng. Tuy nhiên, trẻ chỉ cần một hoặc hai người bạn để thực hành những kỹ năng sống cần thiết.
Vì thế, cha mẹ, giáo viên và những người trưởng thành có thể giúp trẻ. Thay vì tỏ ra giận dữ hoặc thờ ơ khi trẻ mắc lỗi, người lớn nên dạy các em những kỹ năng xã hội. Trong quá trình truyền đạt kỹ năng, bạn nên giữ nguyên sắc thái giọng nói từ đầu tới cuối. Nếu được trao cho cơ hội học kỹ năng mới khi mắc lỗi, chứ không phải một hình thức trừng phạt, trẻ thường tỏ ra háo hức hơn trong việc tiếp thu.
Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh những trẻ bị bạn bè đánh đập hoặc chế giễu thường gặp những vấn đề nào đó trong cuộc sống. Livescience cho biết, 10-13% trẻ ở độ tuổi đến trường tại Mỹ từng đối mặt với một dạng cô lập hoặc bắt nạt nào đó của bạn bè đồng lứa. Ngoài việc gây nên các vấn đề liên quan tới sức khỏe thần kinh, hành động bắt nạt và sự cô lập còn có thể khiến trẻ nhận điểm kém, bỏ học, lạm dụng các chất kích thích như rượu hay ma túy.
“Đó thực sự là một vấn đề chưa được chú ý đúng mức”, Clark McKown, một nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu hành vi thần kinh Rush tại thành phố Chicago, Mỹ, nhận xét.
Theo Livescience, McKown và các đồng nghiệp tuyển 284 trẻ em trong độ tuổi 4-16 để thực hiện hai thử nghiệm.
Trong thử nghiệm thứ nhất, nhóm nghiên cứu cho trẻ xem một số đoạn video và ảnh trước khi yêu cầu chúng đánh giá cảm xúc của những người trong ảnh dựa vào biểu hiện trên khuôn mặt, sắc thái giọng nói và động tác cơ thể. Trong thử nghiệm thứ hai, các nhà khoa học mô tả hàng loạt tình huống trong cuộc sống và yêu cầu trẻ nói ra cách xử lý của chúng đối với mỗi tình huống.
Sau đó nhóm nghiên cứu hỏi phụ huynh và giáo viên dạy 284 trẻ về hành vi xã hội và tình bạn của chúng.
Kết quả cho thấy những trẻ có các vấn đề về mặt xã hội cũng gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ cơ thể. Các em không nhận ra những ám hiệu phi ngôn ngữ, không hiểu được ý nghĩa của các động tác cơ thể và sự thay đổi sắc thái giọng nói, không nghĩ được ra những giải pháp hợp lý để giải quyết mâu thuẫn với người xung quanh.
Nhu cầu số một của nhân loại là được giống người khác, song rất nhiều đứa trẻ đang lạc lõng trong thế giới của chúng. Các em không hiểu những nguyên tắc cơ bản trong xã hội và thường mắc những sai lầm không một cách vô tình.
Chẳng hạn, một đứa trẻ có thể không bao giờ để ý tới hành động quắc mắt vì giận dữ của người khác hoặc không hiểu tại sao bạn nó lại giậm chân. Nhiều trẻ không biết cách dung hòa nguyện vọng của bạn bè với mong muốn của chúng.
“Điều quan trọng là phải xác định được những khiếm khuyết của trẻ và sau đó khắc phục những khiếm khuyết đó”, McKown nói.
Nếu trẻ em gặp khó khăn trong việc hòa nhập xã hội trong thời gian dài thì một vòng tròn luẩn quẩn sẽ xuất hiện. Những trẻ bị hắt hủi có rất ít cơ hội thực hành kỹ năng xã hội, trong khi những đứa trẻ được yêu mến lại thừa thãi cơ hội để hoàn thiện kỹ năng của chúng. Tuy nhiên, trẻ chỉ cần một hoặc hai người bạn để thực hành những kỹ năng sống cần thiết.
Vì thế, cha mẹ, giáo viên và những người trưởng thành có thể giúp trẻ. Thay vì tỏ ra giận dữ hoặc thờ ơ khi trẻ mắc lỗi, người lớn nên dạy các em những kỹ năng xã hội. Trong quá trình truyền đạt kỹ năng, bạn nên giữ nguyên sắc thái giọng nói từ đầu tới cuối. Nếu được trao cho cơ hội học kỹ năng mới khi mắc lỗi, chứ không phải một hình thức trừng phạt, trẻ thường tỏ ra háo hức hơn trong việc tiếp thu.
Minh Long
Theo VnExpress
Theo VnExpress
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.