1- Huyết áp là gì?
Huyết áp (HA) là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch (áp lực này được gọi là huyết áp động mạch).Khi tim co bóp, máu sẽ được tống ra ngoài và ép vào thành động mạch làm thành mạch căng ra. {josquote}Tăng huyết áp: kẻ giết người thầm lặng{/josquote} Số đo sức căng thành động mạch khi máu dội vào là huyết áp tâm thu hay huyết áp cao nhất. vào thời điểm này nếu lấy tay sờ vào các động mạch cổ, bẹn sẽ thấy mạch đập. Sau khi co bóp tim sẽ dãn ra và thành động mạch sẽ co lại về trạng thái ban đầu, số đo vào thời điểm này là huyết áp tâm trương hay huyết áp thấp nhất.
2- Sự dao động của huyết áp
Ở người bình thường HA ban ngày cao hơn ban đêm, HA hạ xuống thấp nhất vào 1-3 giờ sáng khi ngủ say và HA cao nhất từ 8-10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh… đều có thể làm HA tăng lên. Ngược lại khi nghỉ ngơi, thư giãn làm HA hạ xuống.
Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng 1 số thuốc co mạch (ví dụ thuốc nhỏ mũi) hoặc thuốc tăng co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm HA tăng lên.Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy…hoặc dùng thuốc dãn mạch có thể gây hạ HA.
3- Thế nào là tăng huyết áp?
HA lên xuống trong những điều kiện nhất định là bình thường. Tăng HA là khi HA của bạn lúc nào cũng cao hơn mức bình thường lúc tim co bóp (tâm thu), và hoặc lúc tim dãn ra (tâm trương).
HA được gọi là tăng khi >140/90mmHg sau khi đo lập đi lập lại nhiều lần và đúng cách.
Người ta không chẩn đoán tăng HA qua 1 lần đo. Khi người ta đo HA của bạn và thấy >140/90mmHg, thì có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trở lại đo HA thêm hơn 2 lần nữa trong khoảng thời gian ít nhất là 4 tuần mới có thể khẳng định là bạn có tăng HA hay không trừ khi đo 1 lần HA ³ 180/110mmHg hoặc có tổn thương cơ quan đích ( tim, thận, não, mạch máu).
4- Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Một người từ lâu có HA=90/50mmHg vẫn làm việc bình thường, không có gì nguy hiểm.Một người lớn từ lâu có HA = 130/80mmHg, nay vì lý do gì đó HA hạ xuống còn 90/50mmHg cần được khám.
5- Tại sao người ta lấy mốc 140/90mmHg là tăng. Tại sao phải hạ huyết áp? Nó có lợi gì?
Từ nghiên cứu lớn về dịch tể (Framingham) thấy rằng những người tăng HA (³ 140/90mmHg ) bị tai biến mạch máu não tăng 4 lần và suy tim tăng 6 lần so với người có HA kiểm soát bình thường.
Khi người tăng HA được kiểm soát HA tốt thì giảm được 35% - 40% nguy cơ ñoät quî, giaûm 20 – 25% nguy cơ nhồi máu cơ tim và giảm > 50% nguy cơ suy tim.
6- Phân độ tăng HA
Để biết bệnh tăng HA nặng hay nhẹ, khi nào cần điều trị và khi nào cần điều trị tích cực, năm 2003, Liên Ủy ban Quốc gia về tăng HA của Hoa Kỳ ( JNC) đưa ra phân độ ở người ³ 18 tuổi.
7- Nhận biết bị tăng HA như thế nào?
Cách tốt nhất để biết bị bệnh tăng HA là đo HA đúng phương pháp bằng HA kế. Phương pháp đo tại nhà (chính bạn tự đo hoặc người nhà) và đo tại phòng khám ( bác sĩ hoặc y tá đo).Cách đo huyết áp :
- Tình trạng bệnh nhân : không hút thuốc lá hoặc uống café 15-30 phút trước khi đo.
- Tư thế đo : bệnh nhân nằm ngữa hoặc ngồi nghỉ 5 phút trước khi đo. Cánh tay đo để ngang mức tim.
- Trang bị : túi hơi phải bao trọn chu vi cánh tay và 2/3 chiều dài cánh tay, nếu túi hơi nhỏ thị trị số HA cao giả.
- Phương pháp tiến hành :
Khoảng 93-95% trường hợp tăng HA vẫn chưa biết được nguyên nhân. Loại tăng HA này gọi là tăng HA nguyên phát. 5-7% còn lại là tăng HA thứ phát tức là có nguyên nhân ( ví dụ: bệnh thận, bệnh cường giáp, hẹp eo động mạch chủ, hội chứng Cushing, dùng thuốc…). Nếu tìm được nguyên nhân và điều trị triệt để nguyên nhân đó thì tăng HA có thể khỏi hẳn.
9- Hậu quả tăng huyết áp lên các cơ quan đích như thế nào?
- Tim : gây dày thành tâm thất trái, loạn nhịp sau đó dẫn đến suy tim, hẹp động mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim..
- Não : xuất huyết não, nhũn não, cơn thiếu máu não thoáng qua, sa sút trí tuệ.
- Thận : suy thận.
- Mạch máu : phình và bóc tách động mạch chủ, tổn thương mạch máu đáy mắt.
10- Các nguy cơ của tăng huyết áp
Tăng HA nguyên phát là tăng HA không tìm được nguyên nhân, nhưng có nhiều yếu tố có thể phối hợp với nhau để làm tăng HA :
- Tuổi : tuổi càng cao tỉ lệ tăng HA càng cao : hơn 1/2 những người từ 60-69 tuổi và gần 3/4 những người lớn hơn 70 tuổi bị tăng HA.
- Di truyền : cha, mẹ bị tăng HA sẽ có con có khả năng dễ tăng HA hơn so với người khác.
- Giới tính : nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi.
- Béo phì : làm tăng co mạch máu nên tăng HA, rối loạn chuyển hóa mỡ. Người có chỉ số khối lượng cơ thể BMI (BMI =P/h2: P trọng lượng cơ thể tính bằng kg, h: chiều cao tính bằng m) bằng 26 bị tăng HA gấp 4 lần và tiểu đường gấp 6 lần so với người có BMI = 21.
- Tiểu đường- Hút thuốc lá : làm tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại.
- Ít vận động
- Stress : có 2 loại stress, loại từ các áp lực bên ngoài như công việc, cuộc sống gia đình và loại từ bên trong bản thân như trạng thái lo âu, trầm cảm. Khi stress cơ thể sẽ phản ứng tăng nhịp tim và HA sẽ tăng lên.
- Thói quen ăn mặn : làm giữ muối, nước gây tăng thể tích máu do đó tăng HA .
11- Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp mà không cần đến thuốc?
Giảm cân : béo phì hoặc quá cân nếu giảm 10kg để BMI nằm trong khoảng 18,5-24,5 làm giảm HA tâm thu 5-20mmHg.Chế độ ăn nhiều trái cây, rau, sản phẩm sữa ít mỡ bão hòa, ít mỡ toàn phần làm giảm HA tâm thu 8-14mmHg.
Giảm lượng muối ăn vào hàng ngày, không ăn quá 1 muỗng cà phê muối ( <> 180/110mmHg thì điều trị ngay) như trên mà HA bạn vẫn chưa hạ về mục tiêu, lúc này dùng thuốc. Mục tiêu là HA < 140/90mmHg, nếu có đái tháo đường hay bệnh thận mãn thì HA < 130/80mmHg.
Ngày nay có rất nhiều nhóm thuốc điều trị tăng HA, mỗi nhóm có cơ chế tác dụng khác nhau và thích hợp với từng người bệnh khác nhau ( tuổi, bệnh kèm theo, tăng HA có gây tổn thương cơ quan đích nào chưa...). Vì vậy bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và cho thuốc thích hợp, để bệnh nhân được hưởng lợi nhiều nhất về bảo vệ tim mạch từ thuốc được cho.
Người bệnh cần điều trị lâu dài, liên tục nên cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ, bệnh nhân và gia đình trong quá trình điều trị.Do điều trị lâu dài nên người bệnh cần hiểu về bệnh, tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn. Nên tham gia các chương trình sinh hoạt khoa học giữa các chuyên gia và bệnh nhân bệnh tăng HA.
Cần theo chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi thuốc, nếu có triệu chứng gì lạ nên hỏi bác sĩ điều trị. Ngày nay có nhiều dạng thuốc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhóm thành 1 viên, chỉ dùng ngày 1 lần, nên người bệnh tuân thủ điều trị dễ dàng hơn.Trong khi dùng thuốc thì vẫn phải thực hiện biện pháp không dùng thuốc.
13- Khi bị bệnh tăng huyết áp cần làm những xét nghiệm cơ bản gì?
Bắt đầu và tiếp tục điều trị ngay cả khi bạn không có triệu chứng khó chịu do tăng HA gây ra vì tăng HA có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu như không kiểm soát tốt.
Việc kiểm soát HA tốt mang lại nhiều lợi ích quan trọng hơn nhiều so với vài tác dụng phụ tạm thời do thuốc gây ra.Đừng nản chí vì có thể dùng thuốc suốt đời.Nên tái khám định kỳKhông tự mua thuốc hạ HA uống
Không chỉ uống thuốc khi HA tăng cao và ngưng thuốc khi HA về bình thường.
Không dùng lại toa thuốc cũ trong 1 thời gian dài không tái khám.
Huyết áp (HA) là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch (áp lực này được gọi là huyết áp động mạch).Khi tim co bóp, máu sẽ được tống ra ngoài và ép vào thành động mạch làm thành mạch căng ra. {josquote}Tăng huyết áp: kẻ giết người thầm lặng{/josquote} Số đo sức căng thành động mạch khi máu dội vào là huyết áp tâm thu hay huyết áp cao nhất. vào thời điểm này nếu lấy tay sờ vào các động mạch cổ, bẹn sẽ thấy mạch đập. Sau khi co bóp tim sẽ dãn ra và thành động mạch sẽ co lại về trạng thái ban đầu, số đo vào thời điểm này là huyết áp tâm trương hay huyết áp thấp nhất.
2- Sự dao động của huyết áp
Ở người bình thường HA ban ngày cao hơn ban đêm, HA hạ xuống thấp nhất vào 1-3 giờ sáng khi ngủ say và HA cao nhất từ 8-10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh… đều có thể làm HA tăng lên. Ngược lại khi nghỉ ngơi, thư giãn làm HA hạ xuống.
Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng 1 số thuốc co mạch (ví dụ thuốc nhỏ mũi) hoặc thuốc tăng co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm HA tăng lên.Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy…hoặc dùng thuốc dãn mạch có thể gây hạ HA.
3- Thế nào là tăng huyết áp?
HA lên xuống trong những điều kiện nhất định là bình thường. Tăng HA là khi HA của bạn lúc nào cũng cao hơn mức bình thường lúc tim co bóp (tâm thu), và hoặc lúc tim dãn ra (tâm trương).
HA được gọi là tăng khi >140/90mmHg sau khi đo lập đi lập lại nhiều lần và đúng cách.
Người ta không chẩn đoán tăng HA qua 1 lần đo. Khi người ta đo HA của bạn và thấy >140/90mmHg, thì có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trở lại đo HA thêm hơn 2 lần nữa trong khoảng thời gian ít nhất là 4 tuần mới có thể khẳng định là bạn có tăng HA hay không trừ khi đo 1 lần HA ³ 180/110mmHg hoặc có tổn thương cơ quan đích ( tim, thận, não, mạch máu).
4- Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Một người từ lâu có HA=90/50mmHg vẫn làm việc bình thường, không có gì nguy hiểm.Một người lớn từ lâu có HA = 130/80mmHg, nay vì lý do gì đó HA hạ xuống còn 90/50mmHg cần được khám.
5- Tại sao người ta lấy mốc 140/90mmHg là tăng. Tại sao phải hạ huyết áp? Nó có lợi gì?
Từ nghiên cứu lớn về dịch tể (Framingham) thấy rằng những người tăng HA (³ 140/90mmHg ) bị tai biến mạch máu não tăng 4 lần và suy tim tăng 6 lần so với người có HA kiểm soát bình thường.
Khi người tăng HA được kiểm soát HA tốt thì giảm được 35% - 40% nguy cơ ñoät quî, giaûm 20 – 25% nguy cơ nhồi máu cơ tim và giảm > 50% nguy cơ suy tim.
6- Phân độ tăng HA
Để biết bệnh tăng HA nặng hay nhẹ, khi nào cần điều trị và khi nào cần điều trị tích cực, năm 2003, Liên Ủy ban Quốc gia về tăng HA của Hoa Kỳ ( JNC) đưa ra phân độ ở người ³ 18 tuổi.
7- Nhận biết bị tăng HA như thế nào?
Cách tốt nhất để biết bị bệnh tăng HA là đo HA đúng phương pháp bằng HA kế. Phương pháp đo tại nhà (chính bạn tự đo hoặc người nhà) và đo tại phòng khám ( bác sĩ hoặc y tá đo).Cách đo huyết áp :
- Tình trạng bệnh nhân : không hút thuốc lá hoặc uống café 15-30 phút trước khi đo.
- Tư thế đo : bệnh nhân nằm ngữa hoặc ngồi nghỉ 5 phút trước khi đo. Cánh tay đo để ngang mức tim.
- Trang bị : túi hơi phải bao trọn chu vi cánh tay và 2/3 chiều dài cánh tay, nếu túi hơi nhỏ thị trị số HA cao giả.
- Phương pháp tiến hành :
- Bơm nhanh túi hơi vượt quá trị số tâm thu 20-30mmHg (được nhận biết bằng mất mạch quay) và xả túi hơi chậm 3mmHg/giây.
- Chỉ số HA tâm thu là khi xuất hiện tiếng đập đầu tiên.
- Chỉ số tâm trương là khi mất hẳn tiếng mạch đập.
Khoảng 93-95% trường hợp tăng HA vẫn chưa biết được nguyên nhân. Loại tăng HA này gọi là tăng HA nguyên phát. 5-7% còn lại là tăng HA thứ phát tức là có nguyên nhân ( ví dụ: bệnh thận, bệnh cường giáp, hẹp eo động mạch chủ, hội chứng Cushing, dùng thuốc…). Nếu tìm được nguyên nhân và điều trị triệt để nguyên nhân đó thì tăng HA có thể khỏi hẳn.
9- Hậu quả tăng huyết áp lên các cơ quan đích như thế nào?
- Tim : gây dày thành tâm thất trái, loạn nhịp sau đó dẫn đến suy tim, hẹp động mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim..
- Não : xuất huyết não, nhũn não, cơn thiếu máu não thoáng qua, sa sút trí tuệ.
- Thận : suy thận.
- Mạch máu : phình và bóc tách động mạch chủ, tổn thương mạch máu đáy mắt.
10- Các nguy cơ của tăng huyết áp
Tăng HA nguyên phát là tăng HA không tìm được nguyên nhân, nhưng có nhiều yếu tố có thể phối hợp với nhau để làm tăng HA :
- Tuổi : tuổi càng cao tỉ lệ tăng HA càng cao : hơn 1/2 những người từ 60-69 tuổi và gần 3/4 những người lớn hơn 70 tuổi bị tăng HA.
- Di truyền : cha, mẹ bị tăng HA sẽ có con có khả năng dễ tăng HA hơn so với người khác.
- Giới tính : nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi.
- Béo phì : làm tăng co mạch máu nên tăng HA, rối loạn chuyển hóa mỡ. Người có chỉ số khối lượng cơ thể BMI (BMI =P/h2: P trọng lượng cơ thể tính bằng kg, h: chiều cao tính bằng m) bằng 26 bị tăng HA gấp 4 lần và tiểu đường gấp 6 lần so với người có BMI = 21.
- Tiểu đường- Hút thuốc lá : làm tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại.
- Ít vận động
- Stress : có 2 loại stress, loại từ các áp lực bên ngoài như công việc, cuộc sống gia đình và loại từ bên trong bản thân như trạng thái lo âu, trầm cảm. Khi stress cơ thể sẽ phản ứng tăng nhịp tim và HA sẽ tăng lên.
- Thói quen ăn mặn : làm giữ muối, nước gây tăng thể tích máu do đó tăng HA .
11- Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp mà không cần đến thuốc?
Giảm cân : béo phì hoặc quá cân nếu giảm 10kg để BMI nằm trong khoảng 18,5-24,5 làm giảm HA tâm thu 5-20mmHg.Chế độ ăn nhiều trái cây, rau, sản phẩm sữa ít mỡ bão hòa, ít mỡ toàn phần làm giảm HA tâm thu 8-14mmHg.
Giảm lượng muối ăn vào hàng ngày, không ăn quá 1 muỗng cà phê muối ( <> 180/110mmHg thì điều trị ngay) như trên mà HA bạn vẫn chưa hạ về mục tiêu, lúc này dùng thuốc. Mục tiêu là HA < 140/90mmHg, nếu có đái tháo đường hay bệnh thận mãn thì HA < 130/80mmHg.
Ngày nay có rất nhiều nhóm thuốc điều trị tăng HA, mỗi nhóm có cơ chế tác dụng khác nhau và thích hợp với từng người bệnh khác nhau ( tuổi, bệnh kèm theo, tăng HA có gây tổn thương cơ quan đích nào chưa...). Vì vậy bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và cho thuốc thích hợp, để bệnh nhân được hưởng lợi nhiều nhất về bảo vệ tim mạch từ thuốc được cho.
Người bệnh cần điều trị lâu dài, liên tục nên cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ, bệnh nhân và gia đình trong quá trình điều trị.Do điều trị lâu dài nên người bệnh cần hiểu về bệnh, tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn. Nên tham gia các chương trình sinh hoạt khoa học giữa các chuyên gia và bệnh nhân bệnh tăng HA.
Cần theo chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi thuốc, nếu có triệu chứng gì lạ nên hỏi bác sĩ điều trị. Ngày nay có nhiều dạng thuốc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhóm thành 1 viên, chỉ dùng ngày 1 lần, nên người bệnh tuân thủ điều trị dễ dàng hơn.Trong khi dùng thuốc thì vẫn phải thực hiện biện pháp không dùng thuốc.
13- Khi bị bệnh tăng huyết áp cần làm những xét nghiệm cơ bản gì?
- Đếm số lượng hồng cầu trong máu
- Đo lượng đường trong máu
- Thử chức năng thận
- Đo các thành phần mỡ trong máu
- Đo điện tâm đồ
- Chụp X quang tim phổi
- Siêu âm tim nếu có điều kiện
- Tổng phân tích nước tiểu
Bắt đầu và tiếp tục điều trị ngay cả khi bạn không có triệu chứng khó chịu do tăng HA gây ra vì tăng HA có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu như không kiểm soát tốt.
Việc kiểm soát HA tốt mang lại nhiều lợi ích quan trọng hơn nhiều so với vài tác dụng phụ tạm thời do thuốc gây ra.Đừng nản chí vì có thể dùng thuốc suốt đời.Nên tái khám định kỳKhông tự mua thuốc hạ HA uống
Không chỉ uống thuốc khi HA tăng cao và ngưng thuốc khi HA về bình thường.
Không dùng lại toa thuốc cũ trong 1 thời gian dài không tái khám.
Theo Sức khỏe Cộng đồng
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.