RSS Bài đăng | Nhận xét

Một số phụ nữ bị huyết áp cao trong suốt thai kỳ. Điều này được biết tới như là Huyết áp cao do thai nghén (PIH) và có liên quan mật thiết với tiền sản giật và nhiễm độc máu. Nó có thể rất nguy hiểm. Tiền sản giật là một sự rối loạn xảy ra trong suốt thai kỳ và thời gian sau đẻ. Nó được đặc trưng bởi huyết áp cao và lượng đạm gia tăng trong nước tiểu (như là kết quả của các vấn đề về thận).

Tiền sản giật - PIH Huyết áp cao thai kỳ

Tiền sản giật thường bắt đầu sau tuần thứ 20 của thai kỳ

Tiền sản giật có thể gây tổn hại nhau thai cũng như thận, gan và não của người mẹ. Nó cũng có thể gây ra các biến chứng bào thai như sinh con nhẹ cân, sinh non và chết non. Khi tiền sản giật phát sinh các triệu chứng, chúng có thể bao gồm sưng tấy, tăng cân đột ngột, đau đầu và hoa mắt. Mặc dù vậy, không phải tất cả phụ nữ bị các triệu chứng này.

Theo National Heart, Lung, and Blood Institute (NHLBI), các vấn đề huyết áp cao ảnh hưởng 6-8% của tất cả các thai kỳ ở Mỹ, với gần 70% các trường hợp này là lần mang thai đầu tiên. Tỷ lệ tiền sản giật đã gia tăng gần một phần ba trong thập kỷ qua Điều này một phần là do sự gia tăng số lượng các bà mẹ lớn tuổi hơn và đa sinh, ở đó tiền sản giật có khả năng phát triển.

Bạn nằm trong nguy cơ cao bị tiền sản giật nếu bạn :
  • Bị huyết áp cao trước khi mang thai
  • Bị huyết áp cao hoặc tiền sản giật trong thai kỳ trước
  • Bị béo phì trước thai kỳ
  • Ở độ tuổi dưới 20 và trên 40
  • Mang thai nhiều hơn một bé
  • Bị bệnh tiểu đường, thận, viên khớp dạng thấp, luput hoặc xơ cứng bì

Không có cách nào ngăn ngừa được huyết áp cao do thai nghén hoặc tiền sản giật và không có phương thức thử nghiệm để dự đoán hoặc chuẩn đoán được các bệnh này. Chỉ đi khám bác sĩ thường xuyên sẽ đảm bảo rằng bạn đang có một thai kỳ an toàn. Bác sĩ của bạn sẽ theo dõi huyết áp cho bạn và kiểm tra lượng đạm trong nước tiểu của bạn. Hãy làm theo tất cả các lời khuyên của bác sĩ và làm những gì mà bạn có thể điều chỉnh huyết áp của mình. Hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể và thực hiện các hoạt động thể chất thông thường.

Ở những phụ nữ bị tiền sản giật sau tuần thứ 20 trong lần mang thai đầu tiên của họ, huyết áp tăng và các biến chứng ngắn khác thường biến mất khoảng 6 tuần sau khi sinh. Những ảnh hưởng lâu dài của các bệnh này có thể khác nhau nhưng nhìn chung không tăng thêm khả năng bị huyết áp cao kinh niên hoặc các vấn đề tim mạch khác cho phụ nữ.

Tại sao thai phụ phải kiểm tra huyết áp thường xuyên?

Có một số xét nghiệm phải thực hiện trong suốt quá trình mang thai và một trong những chỉ số quan trọng luôn phải kiểm tra trong các lần khám thai định kỳ là huyết áp. Đó là bởi vì huyết áp cao có thể gây ra tiền sản giật cho thai phụ.

Huyết áp trong khi mang thai

Ở tháng thứ 6 thai kỳ, cơ thể sẽ sản xuất thêm hơn 1 lít máu, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển lượng máu lớn hơn đi khắp cơ thể. Tất cả những sự “thêm” này chính là nguyên nhân khiến thai phụ cảm thấy nóng bức hơn bình thường.

Lượng máu tăng thêm được dùng để vận chuyển dưỡng chất và ôxy cho thai nhi cũng như lọc thải các chất mà thai nhi sản sinh ra.

Hormone thai nghén progesterone sẽ làm giãn thành mạch máu, và đó là lý do tại sao huyết áp thường giảm trong giai đoạn giữa thai kỳ. Huyết áp thấp có thể khiến một số chị em bị ngất nếu đứng quá lâu hay ngồi dậy quá nhanh.

Huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vài tuần sau đó. Bác sĩ sẽ chỉ can thiệp khi huyế áp tăng cao hơn bình thường.

Nếu từng có bị huyết áp cao trước đó thì bác sĩ có thể sẽ kê thuốc duy trì huyết áp trong quá trình mang thai và thuốc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Đo huyết áp như thế nào?

Bác sĩ thường dùng máy đo huyết áp cơ hay điện. Huyết áp tâm thu là nhịp tim và huyết áp tâm trương là số quãng nghỉ giữa các nhịp tim. Đó là lý do vì sao huyết áp luôn được biểu thị bằng 2 con số, ví như: 130/190. Và một huyết áp được coi là bình thường sẽ khác nhau ở mỗi thai phụ vì thế đừng bao giờ so sánh kết quả.

Các bác sĩ quan tâm nhất tới huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) của thai phụ.

Huyết áp của một phụ nữ trẻ khỏe mạnh thường trong khoảng 110/70 đến 120/80. Nếu huyết áp trên 140/90 liên tiếp 2 lần đo trong 1 tuần thì bác sĩ sẽ chẩn đoán là có nguy cơ bị tiền sản giật.

Lý do bác sĩ đo huyết áp thường xuyên là để tạo nên một biểu đồ cho thấy đâu là huyết áp bình thường. Điều này rất quan trọng vì 1 chỉ số đơn thuần sẽ hoàn toàn vô nghĩa. Nếu có sự nghi ngờ, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra huyết áp trong lần tiếp theo.

Điều gì xảy ra khi huyết áp tăng cao?

Nếu huyết áp bắt đầu tăng thì các xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bác sĩ tiên lượng chính xác điều gì sẽ xảy ra. Nếu nước tiểu có protein, bạn có thể đang ở giai đoạn đầu của tiền sản giật và cần phải đi khám thai thường xuyên hơn.

Huyết áp cao trong quá trình mang thai có thể làm giảm lượng máu bơm qua nhau thai, ảnh hưởng đến việc cung cấp ôxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Hậu quả là làm giảm sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ sinh non.

Những lưu ý về tiền sản giật

Đây là một bệnh lý nghiêm trọng mà có thể tác động tới cơ quan nội tạng và khả năng nuôi dưỡng thai nhi trong tử cung.

Những phụ nữ này cần thường xuyên được kiểm tra huyết áp và xét nghiệm nước tiểu. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu cảm thấy đau đầu, đau mạng sườn bên phải, nhìn mờ, tay chân đột nhiên sưng phù và nôn mửa... Tất cả những biểu hiện này cho thấy chứng tiền sản giật đã tồi tệ hơn.

Nếu huyết áp quá cao, thai phụ sẽ phải nhập viện và uống thuốc (thuốc không gây hại cho thai nhi) để kiểm soát huyết áp. Thai nhi sẽ được theo dõi kỹ lưỡng và nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy thai không khỏe hoặc tình trạng của sản phụ ngày càng xấu đi, mổ lấy thai sẽ được tính đến.

Sau khi bé chào đời, huyết áp của sản phụ sẽ trở lại bình thường nhưng thường là phải vài tuần sau đó. Lúc này, tình trạng phù chân, tay sẽ hết. Huyết áp của sản phụ sẽ được kiểm tra liên tục trong 48 giờ ở bệnh viện và sau đó sẽ được thăm khám thường xuyên cho tới khi huyết áp ổn định hẳn.

Những lưu ý :

1. Đừng bao giờ bỏ qua các đợt khám thai định kỳ, ngay cả khi bạn cảm thấy hoàn toàn khỏe khoắn.

2. Luôn đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu định kỳ.

3. Gọi cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy không khỏe (thời điểm giữa 2 lần khám thai định kỳ).

4. Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và nghỉ ngơi tuyệt đối nếu thấy cần thiết.

5. Nếu huyết áp tăng cao và các bác sĩ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm thì hãy bình tĩnh và nhớ rằng lợi ích của bé nên đặt cùng với lợi ích của chính bạn.

6. Nên ăn nhạt

7. Đừng quá giữ gìn (ít vận động) trong quá trình mang thai. Luyện tập thường xuyên, đều đặn, đi bộ, tập yoga... sẽ rất tốt nhưng nhớ là phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

8. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, D và các loại chất chống ôxy hóa khác.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật chỉ xuất hiện trong quá trình mang thai hoặc ngay sau khi sinh. May mắn là đa số các trường hợp đều nhẹ, và cứ 14 thai phụ thì chỉ có một người mắc phải, nhưng đôi khi chứng bệnh này có thể trở nên rất nghiêm trọng.

Triệu chứng này khá phức tạp và cho tới giờ vẫn chưa có ai hiểu rõ về nó, có thể do một khuyết tật ở nhau thai gây ra, làm giảm lượng máu và chất dinh dưỡng truyền cho thai nhi, khiến thai nhi kém phát triển.

Triệu chứng của tiền sản giật

Thật không may là không có một triệu chứng rõ ràng nào của tiền sản giật trong giai đoạn đầu của bệnh, nhưng nếu khám thai thường xuyên thì có thể phát hiện ra căn bệnh trước khi nó trở nên nghiêm trọng.

Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra xem bạn có bị tăng huyết áp, có đạm trong nước tiểu, và gặp các vấn đề về tuần hoàn như sưng phù hay không. Đây chính là những dấu hiệu của tiền sản giật.

Tuy nhiên nếu bạn chỉ có một trong các triệu chứng trên thì không thể kết luận là bị tiền sản giật. Huyết áp cao và sưng phù nhẹ là những biểu hiện rất phổ biến ở thai phụ và không nhất thiết chứng tỏ có vấn đề gì nghiêm trọng. Đạm trong nước tiểu cũng có thể là do bị viêm nhiễm. Như vậy rất khó để phát hiện ra chứng bệnh tiền sản giật.

Ở giai đoạn sau của bệnh, tiền sản giật sẽ gây nên các triệu chứng dưới đây. Nếu bạn thấy mình gặp phải bất kỳ hiện tượng nào, hãy đi khám ngay lập tức!
  • Đầu đau như búa bổ, kèm theo mờ mắt, hoa mắt hay hiện tượng đom đóm bay trước mắt
  • Đau phần bụng trên
  • Buồn nôn, mặc dù hiện tượng này có thể là do ốm nghén
  • Bỗng nhiên mặt, bàn tay, cổ chân hay bàn chân bị sưng phù
  • Tăng cân nhanh đột ngột

Ai có nguy cơ bị tiền sản giật nhiều nhất?

Mặc dù các chuyên gia vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây tiền sản giật, vẫn có một số yếu tố được cho là có thể khiến một số phụ nữ có nguy cơ lớn hơn người khác:
  • Tuổi: nếu bạn mang thai khi dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi.
  • Cân nặng: nếu bạn bị béo phì, với chỉ số BMI vượt quá 35.
  • Bị mắc sẵn các bệnh: tiểu đường, huyết áp cao, lu-pút (lao da), thận và bệnh đau nửa đầu.
  • Nếu đây là lần đầu bạn mang thai hoặc lần đầu bạn có thai với người chồng này.
  • Nếu bạn được chẩn đoán là sẽ sinh đôi hoặc nhiều hơn.
  • Khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá lớn: thường được tính là 10 năm trở lên kể từ lần sinh nở gần đây nhất.
  • Có tiền sử bị tiền sản giật: nếu bạn, mẹ bạn hay chị em gái bạn đã từng mắc bệnh này.
Phòng ngừa

Một trong các nguy cơ của bệnh là bị béo phì, do vậy một số chuyên gia cho rằng việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Lý tưởng nhất là bạn hình thành thói quen ăn uống lành mạnh từ trước khi có thai nhưng không bao giờ là quá trễ để bắt đầu thói quen này.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng khem đủ thứ một khi có thai. Hãy tham vấn bác sĩ của bạn để biết bạn nên ăn gì, bạn cũng có thể trò chuyện với các chuyên viên tư vấn của chúng tôi.

Điều quan trọng nhất bạn cần làm là tuân thủ đúng lịch hẹn khám thai để thường xuyên kiểm tra huyết áp và lượng đạm trong nước tiểu, nhằm phát hiện sớm chứng bệnh tiền sản giật.

Tiền sản giật mức độ nhẹ

Tiền sản giật nhẹ không phải bao giờ cũng cần điều trị, bạn chỉ cần thường xuyên khám sức khỏe của bạn và thai nhi là đủ. Một số trường hợp khác có thể điều trị bằng thuốc hoặc viên bổ sung vi chất nếu bạn bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, điều này không thể ngăn ngừa được tiền sản giật mà chỉ có thể giúp kiểm soát bệnh.

Tiền sản giật mức độ nặng

Nếu bạn được chẩn đoán bị tiền sản giật nặng, nhiều khả năng bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm nghỉ trên giường và có thể bạn cần nằm viện một thời gian. Bạn có thể sẽ được kiểm tra huyết áp hàng ngày và siêu âm thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu bạn hoặc thai nhi có vấn đề gì nghiêm trọng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kích thích đẻ hoặc phải sinh mổ.

Phát hiện sớm tiền sản giật

Tiền sản giật là biến chứng do nhiễm độc thai nghén, chiếm tỉ lệ 6-8% số phụ nữ mang thai. Tiền sản giật phần lớn xảy ra trong thời kỳ mang thai đầu tiên, thường xuất hiện ở những thai phụ có bệnh như bệnh thận, bệnh basedow, bệnh tiểu đường...

Để phát hiện sớm tiền sản giật, tốt nhất là đi khám thai sớm.

Biểu hiện của bệnh : Bệnh có biểu hiện đặc trưng là tăng huyết áp, phù mặt, tay và nước tiểu nhiều chất đạm. Dấu hiệu phù mặt, tay của tiền sản giật rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng phù nề do xuống máu. Nếu là phù nề bình thường sẽ được điều trị để tuần hoàn máu tốt hơn nhưng nếu là một biểu hiện của tiền sản giật thì sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, dấu hiệu này của tiền sản giật thường đi kèm với các biểu hiện khác như tăng huyết áp, nước tiểu nhiều đạm...

Tiền sản giật có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ); làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung.

Tiền sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi. Bị tiền sản giật, người mẹ có nguy cơ bị tổn thương gan, thận, chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ). Còn với thai nhi, sẽ làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí thai bị chết lưu trong tử cung. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng rau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần cho mẹ hoặc tử vong.

Để phát hiện sớm tiền sản giật, tốt nhất là đi khám thai sớm. Trường hợp tiền sản giật nhẹ có thể điều trị tại nhà, ăn nhạt, nghỉ ngơi với tư thế nằm nghiêng để giúp máu qua thai nhi dễ dàng hơn. Khám thai hai lần một tuần để kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi. Nếu bị tiền sản giật nặng, phải chấm dứt ngay bệnh bằng việc sinh thai nhi ra, ngay cả khi thai nhi còn non tháng để tránh nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cho mẹ.

Có thể phát hiện sớm tiền sản giật qua các biểu hiện phù ở tay, chân, tăng cân nhiều, kèm theo các dấu hiệu cơ năng như đau đầu, đau bụng, cao huyết áp, nước tiểu có nhiều chất đạm...

Nếu phát hiện muộn các dấu hiệu của tiền sản giật thì bệnh có thể dẫn đến co giật trong lúc thai nghén gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong mẹ. Nhiều trường hợp tiền sản giật sau khi sinh bị tai biến mạch máu não hoặc làm tổn thương thận nặng gây bệnh thận mãn tính hết sức nguy hiểm.

Phòng tiền sản giật bằng thức ăn

Tiền sản giật có khả năng ảnh hưởng đến 5-7% thai phụ, phần lớn là những phụ nữ mang thai lần đầu. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: 'Người mẹ hoàn toàn có thể hạn chế thấp nhất nguy cơ đối mặt với tiền sản giật thông qua chế độ ăn uống hàng ngày'.

Tiền sản giật thường gây nên cơn chuyển dạ sớm; ngoài ra, nó còn khiến người mẹ rơi vào hôn mê, thậm chí là tử vong.

Dấu hiệu của tiền sản giật

Mặc dù tiền sản giật thường xảy đến nhanh chóng và không có triệu chứng rõ rệt nhưng vài dấu hiệu sau có khả năng cảnh báo:

- Xuất hiện protein trong nước tiểu.

- Tăng cân đột ngột (chủ yếu do bị phù).

- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

- Tăng hoặc giảm huyết áp.

- Liên tục bị phù

Những lưu ý sau sẽ giúp bạn có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tránh được nguy cơ tiền sản giật:

1. Nên ăn khoảng 80-100g protein mỗi ngày. Nguồn thực phẩm giàu protein là đậu đỗ, sữa, các sản phẩm từ sữa như phômai (fromage), bơ… trứng, thịt, lúa mỳ...

2. Theo tính toán của các nhà khoa học, tỷ lệ magiê hợp lý cho thai phụ là khoảng 6mg magiê cho 1kg trọng lượng cơ thể.

Magiê có nhiều trong các loại rau xanh, chứa nhiều chất diệp lục. Ngoài ra, trong lúa mỳ, các loại quả cứng, các loại đậu (đỗ), thịt, hải sản… cũng dồi dào magiê; các sản phẩm từ sữa bò, chocolate cũng chứa một lượng magiê vừa phải.

Khi theo thức ăn vào cơ thể, thường chỉ khoảng 30-40% lượng magiê được hấp thu và Vitamin D3 là chất có tác dụng giúp cơ thể hấp thu magiê tốt hơn.

3. Nguồn thực phẩm dồi dào canxi mà thai phụ không nên “chối từ” bao gồm: thịt bò (nhưng bạn nên ăn điều độ để tránh thừa cholesterol); súp lơ xanh (bông cải xanh); sữa (nên uống khoảng 1-2 cốc sữa mỗi ngày) và sữa chua; nước cam (nên uống hàng ngày vì nước cam còn chứa nhiều vitamin C); tôm, cua (hàm lượng canxi rất cao); rau xanh (còn chứa nhiều chất xơ); ngũ cốc (bao gồm cơm, bánh mỳ, bột mỳ, mỳ Ý); trứng (nhiều protein); cá hồi, cá thu (vì chúng có lượng thủy ngân cao nên thai phụ chỉ nên ăn một bữa/ tuần)…

Nếu muốn bổ sung canxi và magiê bằng thuốc, bạn nên trao đổi điều này với bác sĩ.

Lưu ý: Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra cách điều trị tiền sản giật hiệu quả. Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, việc sử dụng aspirin liều thấp có thể kiểm soát được chứng tiền sản giật; tuy nhiên, việc dùng asprin cho thai phụ phải được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.

Tổng hợp từ Internet

5 Nhận xét

  1. Bạn Thiện Thông đã gửi nhận xét :

    Bài viết rất bổ ích, cám ơn rất nhiều.

    vào lúc lúc 21:26 10 tháng 12, 2009

     
  2. Bạn Thu Hương đã gửi nhận xét :

    Cám ơn rất nhiều, em cũng đang lo lo cái vụ này.

    vào lúc lúc 10:29 26 tháng 3, 2010

     
  3. Bạn Khách viếng thăm đã gửi nhận xét :

    Bạn Thu Hương thân mến,

    Vợ chồng mình bị dính căn bệnh này. BS bảo bệnh này không biết trước được, 100 người thì có 8 người bị. Bệnh này không tránh được, chỉ nhập viện uống thuốc điều trị nhằm ổn định huyết áp, kéo dài thời gian thai nhi. Bà xã bị phát hiện bệnh cao huyết áp thai kỳ tuần thứ 26, đến tuần thứ 31 thì bị tiền sản giật - BS nổ lực mọi cách nhưng chỉ cứu được mẹ, con không đủ sức khỏe để sống.

    Mong rằng các mẹ đều mẹ tròn con vuông nhé.

    vào lúc lúc 11:22 26 tháng 3, 2010

     
  4. Bạn Phương Linh đã gửi nhận xét :

    Bệnh này đau đớn nghiệt ngã lắm, các mẹ phải chú trọng theo dõi huyết áp thường xuyên và xét nghiệm nước tiểu từ tuần thứ 15. Xin chia buồn cùng bạn Khách viếng thăm, cố lên nhé, mọi sự rồi sẽ tốt đẹp thôi.

    vào lúc lúc 11:29 26 tháng 3, 2010

     
  5. Bạn Ngọc Thúy đã gửi nhận xét :

    Cám ơn bài viết rất nhiều, tôi đã có 1 bé sinh non thiếu tháng do tôi bị huyết áp cao thiếu ối nên phải mổ bé sớm, cũng may là đến nay bé vẫn khỏe bình thường, sau khi đọc bài này tôi hy vọng là sẽ khắc phục được hiện tượng huyết áp cao cho kì thai kế tiếp.

    vào lúc lúc 15:36 28 tháng 12, 2011

     

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.

Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.

Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.

Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.

.
Chuyen do day
Chuyen do day

Các bài mới đăng

Các nhận xét mới

Bài được xem nhiều nhất