Bỏ hàng tỷ đồng, ở đến vài năm, người dân vẫn không có quyền sở hữu nhà. Chuyện chậm cấp hồng, sổ đỏ tại các khu đô thị mới đã trở thành... cơm bữa.
Tại các khu đô thị mới ở Hà Nội như Mỹ Đình 1, The Manor hay Đình Đông, hàng loạt chung cư, căn hộ liền kề vẫn chưa có sổ đỏ. Anh Đoàn Trung Kiên (C4, Mỹ Đình 1) cho hay, anh đã mua một căn hộ qua tay từ năm 2008 với giá 1,3 tỷ đồng. Căn hộ đã được chủ nhà trước đưa vào sử dụng hai năm. Tính đến nay đã hơn 3 năm, căn hộ vẫn chưa được cấp quyền sở hữu.
20 hộ dân ở dự án Đình Đông (Bạch Mai-Hà Nội) cũng đang mỏi mắt chờ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Ông Nguyễn Đình Tuyển, đại diện các hộ dân cho hay, không chỉ thiếu chờ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, người dân còn phải sống trong cảnh không có điện, nước và phải xin sử dụng nhờ của người địa phương. "Năm 2008, phía chủ đầu tư là Công ty Xuất nhập khẩu và Vật liệu xây dựng Hồng Hà đã yêu cầu cư dân Đình Đông phô tô hộ khẩu thường trú, chứng minh thư nhân dân để chuẩn bị làm thủ tục cấp giấy chứng nhận nhưng đến nay, hơn một năm trôi qua, chuyện sổ hồng, sổ đỏ vẫn bặt vô âm tín", ông Tuyển bức xúc.
Ngay tại chung cư được gọi là cao cấp nhất Hà Nội như The Manor, người dân cũng chưa được cấp sổ hồng. Bà Nguyễn Nhung Hạnh, cho hay, bà đã nhận căn hộ từ năm 2007 nhưng hơn 2 năm trôi qua, chuyện về sổ hồng vẫn bặt vô âm tín.
Giám đốc một trung tâm một môi giới tại Mỹ Đình cho hay, việc cấp sổ hồng, đỏ đỏ chậm tại các khu đô thị mới đã trở thành chuyện bình thường. Mỗi ngày, trung tâm của ông nhận được chục trường hợp nhờ đăng ký giấy tờ nhà với giá khoảng 20 triệu mỗi căn. Theo vị môi giới này, mỗi chủ đầu tư làm nhiều dự án khác nhau nên thường "bận", bán xong dự án này là đi lo các dự án khác, ít quan tâm đến trách nhiệm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho khách hàng. Mặc dù chịu thiệt thòi, nhưng người dân thường ít nghĩ đến việc kiện chủ đầu tư vì ngại rắc rối.
Hợp đồng mua bán là hợp đồng dân sự, ký kết do thỏa thuận. Điều khoản về thời hạn giao sổ hồng thường rất chung chung. Hợp đồng của người dân The Manor với chủ đầu tư quy định: “Bên A (người bán) có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục pháp lý để Bên B (người mua) nhận được Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ trong vòng bốn tháng kể từ ngày hoàn thành thủ tục hoàn công của The Manor". Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dù đã có nhiều hộ đến ở, người dân vẫn không biết chủ đầu tư đã hoàn tất thủ tục hoàn công chưa.
Trao đổi với VnExpress.net, nhiều chủ đầu tư cho rằng, họ luôn ý thức được việc lo thủ tục làm giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người dân là cần thiết. Tuy nhiên, khách hàng cũng "phải thông cảm" bởi việc cấp sổ hồng, sổ đỏ hồng phụ thuộc vào cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Quốc Xương, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà, cho hay, các dự án nhà ở tại các khu đô thị mới thường mất thời gian do phải làm đồng loạt nhiều hộ. Chủ đầu tư nào cũng muốn cấp sổ hồng sổ đỏ nhanh chóng cho người dân để xong nhiệm vụ, tiến hành các dự án khác. Theo ông Xương, trong nhiều trường hợp, lỗi thuộc về khách hàng. Chủ đầu tư muốn làm sổ hồng, sổ đỏ nhưng lại không thể liên lạc được với chính chủ hợp đồng do nhà buôn bán qua tay hoặc mua để đó không ở.
Về việc chậm trễ cấp sổ hồng, sổ đỏ, điện nước cho các căn hộ liền kề và đất nền thuộc dự án Đình Đông, ông Xương phân trần, tại dự án này vẫn còn 3 nhà chưa xây xong. Chủ đầu tư phải chờ các hộ cùng đến ở để cấp đồng loạt. "Chúng tôi đã làm việc với công ty TNHH Nhà nước một thành viên địa chính Hà Nội để tiến hành đo đạc. Điện nước cũng đã được ký với các bên liên quan. Chỉ nội trong tháng là có đầy đủ", ông Xương nói.
Đại diện chủ đầu tư khu Mỹ Đình 1, ông Đoàn Phú Kiên, đội trưởng quản lý phụ trách tổ cấp giấy chứng nhận xí nghiệp quản lý nhà và khu đô thị số 1, trực thuộc Công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị Bộ Quốc phòng, cho hay, hiện công ty ông đã cấp được khoảng 70% sổ hồng cho người dân. "Cả khu B, C của Mỹ Đình 1 có 1.100 căn, thì khoảng 700 hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Các trường hợp cấp chậm chủ yếu do khó liên hệ với chính chủ hợp đồng", ông Kiên nói.
Không có giấy chứng nhận quyền sở hữu, người dân không thể thế chấp nhà vay vốn ngân hàng làm ăn. Nhiều người đã phải bán tài sản cá nhân để làm ăn. Số khác phải tìm đến “cò” đất để nhờ làm sổ hồng, sổ đỏ với giá hàng chục triệu đồng. Anh Đoàn Trung Kiên cho hay, hiện ngôi nhà của anh cũng lên tới trên dưới 3 tỷ. Nếu thế chấp, anh có thể vay được ngân hàng khoảng hơn 1 tỷ đồng. Thiếu vốn làm ăn, vay ngân hàng không được, bán đi cũng không xong, anh đành phải nghĩ đến phương án nhờ môi giới. “Tôi đang tính đến phương án qua môi giới. Mất khoảng 20 triệu đồng nhưng được việc của mình. Còn nếu trục trặc, chắc tôi sẽ phải bán ôtô để làm ăn mất”, anh Kiên lo lắng.
Còn bà Nhung Hạnh cho biết, không có sổ hồng, người dân luôn phải dựa dẫm vào chủ đầu tư. Muốn chuyển nhượng nhà hay thế chấp ngân hàng đều phải qua chủ đầu tư xác nhận. Để xin được dấu má cũng đến hàng chục lượt đi, lượt về. Trong khi lình xình giữa phí dịch vụ, diện tích chung riêng giữa người dân The Manor và phía Bitexco (chủ đầu tư) vẫn chưa được giải quyết xong, chuyện cấp sổ hồng chậm trễ càng làm mối quan hệ giữa chủ đầu tư và người dân thêm nhiều điều đáng bàn.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở xây dựng Hà Nội cho hay, theo quyết định số 23 của UBND TP HN, tại các dự án đô thị mới, chủ đầu tư phải có trách nhiệm hoàn tất thủ tục pháp lý làm sổ hồng, sổ đỏ cho người dân. Việc mua bán chung cư là giao dịch dân sự giữa người bán và người mua nên phải căn cứ vào hợp đồng. Cũng có trường hợp chủ đầu tư không làm đúng cam kết trong hợp đồng, để người dân phải chịu nhiều thiệt thòi. "Trong trường hợp đó, người dân có thể gửi kiến nghị lên Sở xây dựng Hà Nội. Sở sẽ yêu cầu chủ đầu tư và đề nghị UBND cấp địa phương hỗ trợ công tác cấp sổ hồng, sổ đỏ cho người dân", ông Tuấn nói.
Tại các khu đô thị mới ở Hà Nội như Mỹ Đình 1, The Manor hay Đình Đông, hàng loạt chung cư, căn hộ liền kề vẫn chưa có sổ đỏ. Anh Đoàn Trung Kiên (C4, Mỹ Đình 1) cho hay, anh đã mua một căn hộ qua tay từ năm 2008 với giá 1,3 tỷ đồng. Căn hộ đã được chủ nhà trước đưa vào sử dụng hai năm. Tính đến nay đã hơn 3 năm, căn hộ vẫn chưa được cấp quyền sở hữu.
20 hộ dân ở dự án Đình Đông (Bạch Mai-Hà Nội) cũng đang mỏi mắt chờ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Ông Nguyễn Đình Tuyển, đại diện các hộ dân cho hay, không chỉ thiếu chờ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, người dân còn phải sống trong cảnh không có điện, nước và phải xin sử dụng nhờ của người địa phương. "Năm 2008, phía chủ đầu tư là Công ty Xuất nhập khẩu và Vật liệu xây dựng Hồng Hà đã yêu cầu cư dân Đình Đông phô tô hộ khẩu thường trú, chứng minh thư nhân dân để chuẩn bị làm thủ tục cấp giấy chứng nhận nhưng đến nay, hơn một năm trôi qua, chuyện sổ hồng, sổ đỏ vẫn bặt vô âm tín", ông Tuyển bức xúc.
Ngay tại chung cư được gọi là cao cấp nhất Hà Nội như The Manor, người dân cũng chưa được cấp sổ hồng. Bà Nguyễn Nhung Hạnh, cho hay, bà đã nhận căn hộ từ năm 2007 nhưng hơn 2 năm trôi qua, chuyện về sổ hồng vẫn bặt vô âm tín.
Giám đốc một trung tâm một môi giới tại Mỹ Đình cho hay, việc cấp sổ hồng, đỏ đỏ chậm tại các khu đô thị mới đã trở thành chuyện bình thường. Mỗi ngày, trung tâm của ông nhận được chục trường hợp nhờ đăng ký giấy tờ nhà với giá khoảng 20 triệu mỗi căn. Theo vị môi giới này, mỗi chủ đầu tư làm nhiều dự án khác nhau nên thường "bận", bán xong dự án này là đi lo các dự án khác, ít quan tâm đến trách nhiệm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho khách hàng. Mặc dù chịu thiệt thòi, nhưng người dân thường ít nghĩ đến việc kiện chủ đầu tư vì ngại rắc rối.
Hợp đồng mua bán là hợp đồng dân sự, ký kết do thỏa thuận. Điều khoản về thời hạn giao sổ hồng thường rất chung chung. Hợp đồng của người dân The Manor với chủ đầu tư quy định: “Bên A (người bán) có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục pháp lý để Bên B (người mua) nhận được Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ trong vòng bốn tháng kể từ ngày hoàn thành thủ tục hoàn công của The Manor". Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dù đã có nhiều hộ đến ở, người dân vẫn không biết chủ đầu tư đã hoàn tất thủ tục hoàn công chưa.
Trao đổi với VnExpress.net, nhiều chủ đầu tư cho rằng, họ luôn ý thức được việc lo thủ tục làm giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người dân là cần thiết. Tuy nhiên, khách hàng cũng "phải thông cảm" bởi việc cấp sổ hồng, sổ đỏ hồng phụ thuộc vào cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Quốc Xương, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà, cho hay, các dự án nhà ở tại các khu đô thị mới thường mất thời gian do phải làm đồng loạt nhiều hộ. Chủ đầu tư nào cũng muốn cấp sổ hồng sổ đỏ nhanh chóng cho người dân để xong nhiệm vụ, tiến hành các dự án khác. Theo ông Xương, trong nhiều trường hợp, lỗi thuộc về khách hàng. Chủ đầu tư muốn làm sổ hồng, sổ đỏ nhưng lại không thể liên lạc được với chính chủ hợp đồng do nhà buôn bán qua tay hoặc mua để đó không ở.
Về việc chậm trễ cấp sổ hồng, sổ đỏ, điện nước cho các căn hộ liền kề và đất nền thuộc dự án Đình Đông, ông Xương phân trần, tại dự án này vẫn còn 3 nhà chưa xây xong. Chủ đầu tư phải chờ các hộ cùng đến ở để cấp đồng loạt. "Chúng tôi đã làm việc với công ty TNHH Nhà nước một thành viên địa chính Hà Nội để tiến hành đo đạc. Điện nước cũng đã được ký với các bên liên quan. Chỉ nội trong tháng là có đầy đủ", ông Xương nói.
Đại diện chủ đầu tư khu Mỹ Đình 1, ông Đoàn Phú Kiên, đội trưởng quản lý phụ trách tổ cấp giấy chứng nhận xí nghiệp quản lý nhà và khu đô thị số 1, trực thuộc Công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị Bộ Quốc phòng, cho hay, hiện công ty ông đã cấp được khoảng 70% sổ hồng cho người dân. "Cả khu B, C của Mỹ Đình 1 có 1.100 căn, thì khoảng 700 hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Các trường hợp cấp chậm chủ yếu do khó liên hệ với chính chủ hợp đồng", ông Kiên nói.
Không có giấy chứng nhận quyền sở hữu, người dân không thể thế chấp nhà vay vốn ngân hàng làm ăn. Nhiều người đã phải bán tài sản cá nhân để làm ăn. Số khác phải tìm đến “cò” đất để nhờ làm sổ hồng, sổ đỏ với giá hàng chục triệu đồng. Anh Đoàn Trung Kiên cho hay, hiện ngôi nhà của anh cũng lên tới trên dưới 3 tỷ. Nếu thế chấp, anh có thể vay được ngân hàng khoảng hơn 1 tỷ đồng. Thiếu vốn làm ăn, vay ngân hàng không được, bán đi cũng không xong, anh đành phải nghĩ đến phương án nhờ môi giới. “Tôi đang tính đến phương án qua môi giới. Mất khoảng 20 triệu đồng nhưng được việc của mình. Còn nếu trục trặc, chắc tôi sẽ phải bán ôtô để làm ăn mất”, anh Kiên lo lắng.
Còn bà Nhung Hạnh cho biết, không có sổ hồng, người dân luôn phải dựa dẫm vào chủ đầu tư. Muốn chuyển nhượng nhà hay thế chấp ngân hàng đều phải qua chủ đầu tư xác nhận. Để xin được dấu má cũng đến hàng chục lượt đi, lượt về. Trong khi lình xình giữa phí dịch vụ, diện tích chung riêng giữa người dân The Manor và phía Bitexco (chủ đầu tư) vẫn chưa được giải quyết xong, chuyện cấp sổ hồng chậm trễ càng làm mối quan hệ giữa chủ đầu tư và người dân thêm nhiều điều đáng bàn.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở xây dựng Hà Nội cho hay, theo quyết định số 23 của UBND TP HN, tại các dự án đô thị mới, chủ đầu tư phải có trách nhiệm hoàn tất thủ tục pháp lý làm sổ hồng, sổ đỏ cho người dân. Việc mua bán chung cư là giao dịch dân sự giữa người bán và người mua nên phải căn cứ vào hợp đồng. Cũng có trường hợp chủ đầu tư không làm đúng cam kết trong hợp đồng, để người dân phải chịu nhiều thiệt thòi. "Trong trường hợp đó, người dân có thể gửi kiến nghị lên Sở xây dựng Hà Nội. Sở sẽ yêu cầu chủ đầu tư và đề nghị UBND cấp địa phương hỗ trợ công tác cấp sổ hồng, sổ đỏ cho người dân", ông Tuấn nói.
Hoàng Lan
Theo VnExpress
Theo VnExpress
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.