Một chuyện tưởng chừng hết sức đơn giản đó là việc một số phụ huynh khi nổi cáu thường dùng đòn roi để dọa nạt trẻ nhằm thúc giục đứa trẻ nhanh chóng làm một việc gì đó theo ý bố mẹ.
Điều này có thể khiến cho đứa trẻ nghe lời người lớn hơn, song cũng đồng thời làm ảnh hưởng đến sự hoàn thiện trí thông minh ở trẻ nhỏ. Đó là kết quả mà các nhà khoa học Mỹ đã rút ra sau khi nghiên cứu trên 1510 trẻ em (độ tuổi từ 2 đến 9 tuổi).
Khi so sánh chỉ số IQ trung bình của những đứa trẻ thường bị bố mẹ áp dụng phương pháp áp đặt trên với những đứa trẻ khác, các nhà khoa học thuộc Trường đại học New Hampshire đã phát hiện ra rằng chúng có chỉ số IQ thấp hơn so với các đứa trẻ khác.
Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho biết: phương pháp giáo dục của cha mẹ không chỉ giúp hình thành nên nhân cách của đứa trẻ sau này, mà còn có tác động rất lớn đến sự phát triển và hoàn thiện khả năng tư duy của não bộ.
Trường hợp những đứa trẻ được giáo dục đúng mực, được bố mẹ khuyến khích, tạo điều kiện để thực hiện những hoạt động sáng tạo mà chúng yêu thích, thì khả năng nhận thức của chúng phát triển rất nhanh chóng. Trái lại, những đứa trẻ sống trong những gia đình mà cha mẹ thường hay áp đặt, bắt chúng phải làm theo những gì bố mẹ muốn hoặc trong những gia đình có hiện tượng bạo lực, lạm dụng trẻ em... tỷ lệ trẻ bị mắc stress, hoặc chứng căng thẳng, lo sợ là khá cao.
Chính tình trạng căng thẳng về thần kinh này là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển và hoàn thiện khả năng nhận thức của trẻ, thậm chí, trong nhiều trường hợp còn làm gia tăng nguy cơ mắc các tổn thương về khả năng nhận thức.
Điều này có thể khiến cho đứa trẻ nghe lời người lớn hơn, song cũng đồng thời làm ảnh hưởng đến sự hoàn thiện trí thông minh ở trẻ nhỏ. Đó là kết quả mà các nhà khoa học Mỹ đã rút ra sau khi nghiên cứu trên 1510 trẻ em (độ tuổi từ 2 đến 9 tuổi).
Khi so sánh chỉ số IQ trung bình của những đứa trẻ thường bị bố mẹ áp dụng phương pháp áp đặt trên với những đứa trẻ khác, các nhà khoa học thuộc Trường đại học New Hampshire đã phát hiện ra rằng chúng có chỉ số IQ thấp hơn so với các đứa trẻ khác.
Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho biết: phương pháp giáo dục của cha mẹ không chỉ giúp hình thành nên nhân cách của đứa trẻ sau này, mà còn có tác động rất lớn đến sự phát triển và hoàn thiện khả năng tư duy của não bộ.
Trường hợp những đứa trẻ được giáo dục đúng mực, được bố mẹ khuyến khích, tạo điều kiện để thực hiện những hoạt động sáng tạo mà chúng yêu thích, thì khả năng nhận thức của chúng phát triển rất nhanh chóng. Trái lại, những đứa trẻ sống trong những gia đình mà cha mẹ thường hay áp đặt, bắt chúng phải làm theo những gì bố mẹ muốn hoặc trong những gia đình có hiện tượng bạo lực, lạm dụng trẻ em... tỷ lệ trẻ bị mắc stress, hoặc chứng căng thẳng, lo sợ là khá cao.
Chính tình trạng căng thẳng về thần kinh này là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển và hoàn thiện khả năng nhận thức của trẻ, thậm chí, trong nhiều trường hợp còn làm gia tăng nguy cơ mắc các tổn thương về khả năng nhận thức.
Theo Sức khỏe & Đời sống
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.