Theo một số chuyên gia, việc nhiễm các chất độc trong khói thuốc thông qua các loại vải vóc cũng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tiếp xúc gián tiếp cũng nguy hiểm như hút thuốc lá thụ động
Theo một báo cáo gần đây tại Mỹ, ngay cả khi không bao giờ hút thuốc trước mặt mọi người, cũng có thể khiến người thân có nguy cơ ung thư hoặc não chậm phát triển do tiếp xúc với những đám mây chất ô nhiễm luôn lởn vởn trong nhà.
Cảnh báo này được đăng tải trên tạp chí Nhi khoa đầu năm nay. Nghiên cứu đã khảo sát 1.500 hộ gia đình, với chỉ 26,7% người nghiện thuốc nhưng không bao giờ hút thuốc trong nhà.
“Điều nguy hiểm của tiếp xúc gián tiếp với thuốc lá là rất rõ ràng”, trưởng nhóm nghiên cứu, GS Jonathan Winickoff, Bệnh viện Massachusetts General, Boston, cho biết, “Các chất độc hại trong khói thuốc có thể bám ở các bề mặt rất lâu kể từ khi chúng “thoát” ra khỏi điếu thuốc lá và điều này có nghĩa ghế so-fa chính là một chiếc gàn tàn thuốc lá ảo”.
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị ảnh hưởng vì chúng thường bò trườn trên thảm cũng như quấn quýt với người thân nghiện thuốc lá, hoặc thậm chí chúng có thể ngậm, nhay quần áo ám khói thuốc.
Đối với trường hợp người mẹ hút thuốc, GS Winickoff cho biết: “Khi người mẹ gần con, thậm chí là không bao giờ hút thuốc khi có chúng, trẻ vẫn có thể bị nhiễm các chất độc từ thuốc lá. Và nếu cho con bú, chất độc sẽ xâm nhập vào cơ thể qua sữa mẹ”.
Một nghiên cứu tại San Diego năm 2004 đã phát hiện ra rằng mặc dù không bao giờ hút thuốc khi có mặt trẻ nhỏ nhưng xét nghiệm cho thấy, tóc và nước tiểu các con của những bậc phụ huynh nghiện thuốc lá đều có chất nicotin.
Khói thuốc chứa tới 250 chất cực độc
Theo Chương trình Nghiên cứu chất độc Hoa Kỳ, khói thuốc chứa khoảng 4.000 chất hóa học, trong đó bao gồm 250 khí độc và kim loại nặng như butan (sử dụng trong xăng nhẹ), arsen, cacbon monoxide, benezen, toluen (tìm thấy trong dung dịch pha loãng sơn), ammoni, chromium (dùng trong sản xuất thép), cadmium (dùng trong sản xuất pin), hydrogen cyanide (dùng trong chế tạo vũ khí hóa học).
Khói thuốc cũng chứa polonium-210 (chất sinh ung thư dạng phóng xạ cực độc).
Các chuyên gia lo ngại rằng những chất này, dù ở lượng rất nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Ngoài ra, chúng cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những đứa trẻ có vấn đề về hô hấp (như mắc bệnh hen).
Trong năm 2004, tổ chức Y tế thế giới đã công khai những bằng chứng rõ ràng về việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động có thể gây tử vong, bệnh tật. Báo cáo cho thấy nguy cơ ung thư phổi khi chồng/vợ hút thuốc là 20% đối với nữ và 30% đối với nam. Nếu tiếp xúc với khói thuốc ở mức độ cao như công sở thì nguy cơ là 50%.
Vậy các bậc cha mẹ cần phải làm gì?
Theo chuyên gia Nhi Alan Greene (Mỹ), cần thanh lọc không khí trong nhà bằng việc đặt nhiều cây xanh để chúng hút các chất độc từ không khí và sơn tường bằng các loại sơn không độc.
Quần áo mặc khi hút thuốc cần được giặt trước khi tiếp xúc trẻ. Ghế so-fa cũng cần được chải sạch thường xuyên.
Và nếu không chắc chắn ngôi nhà của mình đã sạch khói thuốc thì tốt nhất là nhờ một người không bao giờ hút thuốc kiểm chứng hộ (bởi những người nghiện thuốc thường mất cảm giác với mùi này).
“Tất cả chúng ta đều phải nỗ lực và ý thức trong việc bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ độc hại do khói thuốc lá gây ra. Vì vậy, cách tốt nhất là từ bỏ thuốc lá hoàn toàn”, GS Shennan nhấn mạnh.
Tiếp xúc gián tiếp cũng nguy hiểm như hút thuốc lá thụ động
Theo một báo cáo gần đây tại Mỹ, ngay cả khi không bao giờ hút thuốc trước mặt mọi người, cũng có thể khiến người thân có nguy cơ ung thư hoặc não chậm phát triển do tiếp xúc với những đám mây chất ô nhiễm luôn lởn vởn trong nhà.
Cảnh báo này được đăng tải trên tạp chí Nhi khoa đầu năm nay. Nghiên cứu đã khảo sát 1.500 hộ gia đình, với chỉ 26,7% người nghiện thuốc nhưng không bao giờ hút thuốc trong nhà.
“Điều nguy hiểm của tiếp xúc gián tiếp với thuốc lá là rất rõ ràng”, trưởng nhóm nghiên cứu, GS Jonathan Winickoff, Bệnh viện Massachusetts General, Boston, cho biết, “Các chất độc hại trong khói thuốc có thể bám ở các bề mặt rất lâu kể từ khi chúng “thoát” ra khỏi điếu thuốc lá và điều này có nghĩa ghế so-fa chính là một chiếc gàn tàn thuốc lá ảo”.
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị ảnh hưởng vì chúng thường bò trườn trên thảm cũng như quấn quýt với người thân nghiện thuốc lá, hoặc thậm chí chúng có thể ngậm, nhay quần áo ám khói thuốc.
Đối với trường hợp người mẹ hút thuốc, GS Winickoff cho biết: “Khi người mẹ gần con, thậm chí là không bao giờ hút thuốc khi có chúng, trẻ vẫn có thể bị nhiễm các chất độc từ thuốc lá. Và nếu cho con bú, chất độc sẽ xâm nhập vào cơ thể qua sữa mẹ”.
Một nghiên cứu tại San Diego năm 2004 đã phát hiện ra rằng mặc dù không bao giờ hút thuốc khi có mặt trẻ nhỏ nhưng xét nghiệm cho thấy, tóc và nước tiểu các con của những bậc phụ huynh nghiện thuốc lá đều có chất nicotin.
Khói thuốc chứa tới 250 chất cực độc
Theo Chương trình Nghiên cứu chất độc Hoa Kỳ, khói thuốc chứa khoảng 4.000 chất hóa học, trong đó bao gồm 250 khí độc và kim loại nặng như butan (sử dụng trong xăng nhẹ), arsen, cacbon monoxide, benezen, toluen (tìm thấy trong dung dịch pha loãng sơn), ammoni, chromium (dùng trong sản xuất thép), cadmium (dùng trong sản xuất pin), hydrogen cyanide (dùng trong chế tạo vũ khí hóa học).
Khói thuốc cũng chứa polonium-210 (chất sinh ung thư dạng phóng xạ cực độc).
Các chuyên gia lo ngại rằng những chất này, dù ở lượng rất nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Ngoài ra, chúng cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những đứa trẻ có vấn đề về hô hấp (như mắc bệnh hen).
Trong năm 2004, tổ chức Y tế thế giới đã công khai những bằng chứng rõ ràng về việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động có thể gây tử vong, bệnh tật. Báo cáo cho thấy nguy cơ ung thư phổi khi chồng/vợ hút thuốc là 20% đối với nữ và 30% đối với nam. Nếu tiếp xúc với khói thuốc ở mức độ cao như công sở thì nguy cơ là 50%.
Vậy các bậc cha mẹ cần phải làm gì?
Theo chuyên gia Nhi Alan Greene (Mỹ), cần thanh lọc không khí trong nhà bằng việc đặt nhiều cây xanh để chúng hút các chất độc từ không khí và sơn tường bằng các loại sơn không độc.
Quần áo mặc khi hút thuốc cần được giặt trước khi tiếp xúc trẻ. Ghế so-fa cũng cần được chải sạch thường xuyên.
Và nếu không chắc chắn ngôi nhà của mình đã sạch khói thuốc thì tốt nhất là nhờ một người không bao giờ hút thuốc kiểm chứng hộ (bởi những người nghiện thuốc thường mất cảm giác với mùi này).
“Tất cả chúng ta đều phải nỗ lực và ý thức trong việc bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ độc hại do khói thuốc lá gây ra. Vì vậy, cách tốt nhất là từ bỏ thuốc lá hoàn toàn”, GS Shennan nhấn mạnh.
Phương Uyên
Theo Dân Trí
Theo Dân Trí
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.