RSS Bài đăng | Nhận xét

Những độc tố nguy hiểm từ hóa chất, thực phẩm, chất gây nghiện hay bệnh truyền nhiễm… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bà mẹ và gây ra những khuyết tật bẩm sinh cho em bé.

Một số nguồn độc tố cơ bản

- Hóa chất và các chất kích thích: Rượu, cocain, chì, axit cacbamit (một chất hóa học có trong thuốc trừ sâu), thủy ngân, chất lithium (một chất hóa học gây ức chế protein, tiêu diệt tế bào), tetracycline, một số thuốc kháng sinh…

- Bệnh truyền nhiễm : Rubella, giang mai, thủy đậu…

- Các nguồn phóng xạ nguy hiểm cho sức khỏe con người nói chung, vì thế chúng cũng cực kỳ độc hại cho bà bầu.

Gợi ý cách phòng tránh

- Viên Aspirin : Các nhà khoa học đã chứng minh rằng Aspirin và một số thuốc giảm đau có nguy cơ làm tăng tỷ lệ sảy thai, nhất là giai đoạn đầu của thai kỳ;

Thuốc còn có thể làm thai già tháng, chuyển dạ kéo dài và gây nhiều biến chứng lên bé sơ sinh ở ba tháng cuối của thai kỳ. Asprin cũng làm tăng nguy cơ chảy máu ở bà bầu.

Bạn không nên tùy ý sử dụng asprin hay bất kỳ một loại thuốc giảm đau nào để điều trị đau đầu, cảm sốt… nếu chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Chất histamin : Đây là một chất hóa học nguy hiểm được nha sĩ dùng trong quá trình hàn răng. Ngoài ra, một số thuốc nhỏ mũi, nhỏ mắt có chứa histamin, bà bầu cũng nên tránh sử dụng.

- Chất Iod : Một hóa chất có trong một số thuốc trị ho. Iod có thể làm suy chức năng giáp trạng ở thai nhi.

- Chất sơn móng tay : Nhiều thai phụ có cảm giác choáng váng, chóng mặt khi phải tiếp xúc hay làm việc trong môi trường nhiều hóa chất mỹ phẩm như các cửa hàng, dịch vụ làm đẹp.Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng,một số độc tố có trong nhiều loại sơn móng tay có thể gây nên tình trạng đau đầu, thậm chí sảy thai ở bà mẹ.

- Nước uống chứa lâu trong bình nhựa : Bà bầu không nên sử dụng các loại nước, bao gồm cả nước đun sôi để nguội chứa trong bình nhựa quá 1 tuần lễ. Nước uống để trong thời giandài có thể là môi trường phát sinh nhiều loại vi khuẩn gây hại, hơn nữa, một số hóa chất từ nhựa cũng có khả năng phân hủy, hòa tan, gây nhiễm độc nước.

Nếu muốn sử dụng tiếp, tốt nhất bạn nên đun sôi lại nước lọc trong bình một lần nữa.

- Chất nhuộm tóc : Chứa coaltar hay một số chất hóa học rất độc khác có thể gây sảy thai. Ngày nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc nhuộm tóc có nồng độ hóa chất và có chỉ dẫn là an toàn với sức khỏe, bạn vẫn nên cẩn thận.

- Hóa chất tẩy rửa : Nếu có điều kiện, bạn nên nhờ người khác giúp lau chùi, nhất là tẩy rửa nhà vệ sinh, nhà bếp… trong suốt thời gian mang thai. Không phải tất cả các loại hóa chất tẩy rửa đều nguy hiểm, tuy nhiên, mùi vị của chúng thường rất mạnh, có thể làm bạn mệt mỏi, đau đầu… Trường hợp phải lau chùi, bạn nên nhớ đeo khẩu trang, găng tay và làm việc trong môi trường thoáng khí.

Ngoài ra, bạn cũng cần thận trọng, tránh các loại thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt ruồi muỗi.

- Mỹ phẩm trang điểm : Chất phthalates dùng trong các mỹ phẩm, như thuốc đánh móng tay và nước hoa, có thể gây ra tật bẩm sinh khi nghiên cứu trên loài vật, tuy chưa có bằng chứng về việc chất này làm hại con người nhưng các bác sĩ khuyến cáo bạn vẫn nên cẩn thận..

Thai phụ nên tránh dùng loại kem trị mụn có tên Retin A hay Accutane.

Không nên sử dụng kem dưỡng da, sản phẩm chống lão hóa chứa nhiều vitamin K và E bởi chúng chưa được thử nghiệm về giới hạn an toàn trong khi mang thai.

- Thuốc trừ sâu và các loại sơn : Chứa nhiều chất hóa học Deet có hại cho sức khỏe, khiến bạn buồn nôn, nhức đầu, thậm chílàm thai nhi chậm phát triển. Tốt nhất, bạn không nên tự mình sơn nhà hay phun thuốc trừ sâu. Nếu phải tiếp xúc trong môi trường này, bạn nên mặc áo dài tay, đeo khẩu trang hay các trang phục bảo hộ khác.

Các hóa chất này có thể lưu trên quần áo hay cư trú trên da, vì vậy, bạn nên thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ sau đó.

Ăn uống

- Tránh sử dụng các loại cá có nguồn thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá cờ…

- Sử dụng một lượng nhỏ các loại cá có lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá ngừ, cá polắc, cá trê…

- Không ăn các loại củ quả mọc mầm vì chúng thường chứa nhiều chất độc; các sản phẩm sữa, bơ, phômai chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ; uống rượu; thực phầmnhiều caffein, cocain...

- Nên rửa tay, các dụng cụ chế biến, đựng thức ăn thật sạch sẽ. Nên đi khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai để bác sĩ có thể phát hiện và điều trị dứt điểm nếu bạn mắc phải các bệnh truyền nhiễm hay các bệnh lây qua đường tình dục.

Lưu ý : Một số nguồn độc tố trên có khả năng lưu lại trên cơ thể bạn trong một thời gian tương đối dài, kể cả khi bạn chưa mang thai. Vì vậy, đây cũng là lưu ý có tính chất khái quát dành cho sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ có thai và những người chuẩn bị mang thai.

(sưu tầm)

0 Nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.

Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.

Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.

Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.

.
Chuyen do day
Chuyen do day

Các bài mới đăng

Các nhận xét mới

Bài được xem nhiều nhất