RSS Bài đăng | Nhận xét

Thiếu máu tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân cũng như tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở mẹ và con.

Giảm nhưng vẫn còn cao

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, các điều tra gần đây về tình trạng thiếu máu dinh dưỡng cho thấy, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có giảm so với trước, nhưng vẫn còn rất cao. 10 năm trước, 52,7% phụ nữ mang thai thiếu máu, nay đã giảm còn khoảng 30%. Thiếu máu do thiếu sắt, xuất phát từ nguyên nhân khẩu phần ăn nghèo sắt, đặc biệt là sắt từ nguồn gốc động vật.

Với phụ nữ mang thai thì nhu cầu sắt của cơ thể cần hằng ngày cao hơn hẳn so với các giai đoạn khác. Ở nữ trưởng thành có cân nặng trung bình 55 kg, nhu cầu sắt hấp thu là 2,39 mg (tuổi hành kinh), tuổi mãn kinh là 0,96 mg, nhưng khi mang thai nhu cầu này lên đến 3 - 6 mg (tùy thuộc vào tình trạng sắt của cơ thể trước mang thai, từng giai đoạn của thai kỳ).

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết: Sắt được cung cấp cho cơ thể từ hai nguồn: sắt có trong thịt, cá, tiết và ngũ cốc, rau quả. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thu loại sắt trong các thực phẩm từ động vật nêu trên cao hơn so với sắt trong ngũ cốc, rau quả và các loại hạt đậu. Nên lưu ý, sự hấp thu sắt còn nhờ vào một số chất hỗ trợ trong khẩu phần ăn: vitamin C, thức ăn giàu protein (thịt, cá, thức ăn biển, trứng). Không nên bỏ qua một vài yếu tố khác cũng khiến ảnh hưởng đến hấp thu sắt như mắc bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng (nhiễm giun).

Ảnh hưởng do thiếu sắt

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, thiếu máu gây nên tình trạng thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não. Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, giảm sút khả năng lao động. Không chỉ vậy, ngay cả khi trong tình trạng thiếu sắt tiềm tàng, chưa có biểu hiện thiếu máu cũng làm giảm khả năng lao động. Bà Lâm nhấn mạnh: "Với bà mẹ mang thai, thiếu máu làm tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở mẹ và con. Những bà mẹ thiếu máu có nguy cơ đẻ con nhẹ cân và dễ bị chảy máu sau sinh. Khi bà mẹ mang thai thiếu máu, trẻ sinh ra cũng sẽ trong tình trạng dự trữ sắt thấp".

Thông tin từ Viện Dinh dưỡng cho thấy, bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai đã được triển khai hằng năm là biện pháp hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên: phụ nữ mang thai cần được khám định kỳ. Việc bổ sung sắt có thể được duy trì trong thời gian mang thai cho tới trước sinh một tháng. Liều bổ sung thông thường 60 mg sắt nguyên tố/ngày. Kèm theo là bổ sung acid folic 400 mcg/ngày (những bà mẹ có acid folic thấp có nhiều nguy cơ sinh con bị nứt đốt sống). Chế độ ăn cũng ảnh hưởng đến việc bổ sung sắt. Nên lựa chọn thức ăn động vật giàu sắt, giàu vitamin C. Tiến sĩ Lâm lưu ý: Hạn chế thức ăn gây ức chế hấp thu sắt như tanin có nhiều trong nước lá chè, polyphenols có nhiều trong đậu đỗ, vỏ quả. Chế độ dinh dưỡng cũng như bổ sung các vi chất trong thời kỳ mang thai cần được sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo Thanh Niên

0 Nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.

Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.

Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.

Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.

.
Chuyen do day
Chuyen do day

Các bài mới đăng

Các nhận xét mới

Bài được xem nhiều nhất