Thai 25 tuần tuổi
"Tốc độ" lớn và tăng cân của bé đang khá ổn định. Cân nặng lúc này tăng hơn so với tuần trước khoảng 99g.
Sự phát triển của bé
Bé đang cao lớn, lên cân khá đều. Cân nặng lúc này tăng hơn so với tuần trước khoảng 99g. Làn da của bé đã mỏng dần do sự lớn lên của cơ thể và căn phòng túi ối đang ngày càng trở nên chật chội. Bé cũng đã hơi biết phân biệt vị ngọt. Vị giác đang hình thành và dù tin hay khôgn thì những chiếc răng sữa đầu tiên đã xuất hiện ở tuần này. Một mốc đáng nhớ khác của giai đoạn này là bé hoàn toàn có thể sống độc lập mạnh khoẻ trong sự chăm sóc đặc biệt.
Sự thay đổi của mẹ
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, những đường kẻ chỉ màu nâu hay đỏ ở bụng, hông và ngực xuất hiện khá rõ. Chẳng có một loại kem nào có thể xoá được những vết rạn đó. Chỉ có mặc áo ngực vừa vặn sẽ giúp ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng rạn da vùng ngực. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở các bà bầu (khoảng 90% phụ nữ). Sau sinh, những đường rạn này sẽ nhạt màu dần và chuyển sang màu trắng, tiệp với màu da.
Cũng như vậy, mắt bạn trở nên nhạy sáng và có cảm giác sạn hay khô mắt. Đây là một hiện tượng rất bình thường khi mang bầu và được gọi là "khô mắt". Để dễ chịu, bạn nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt thường xuyên hoặc loại nước dưỡng mắt.
Một số hiện tượng khác thường gặp ở giai đoạn bầu bí này là đau đầu, chuột rút, đau thắt lưng... hãy thử áp dụng những cách xoa dịu tự nhiên.
Một chế độ dinh dưỡng khoẻ mạnh rất quan trọng đối với giai đoạn này.
Lời khuyên hữu ích
Để xoa dịu các cơn đau và tê cứng do chuột rút, hãy chuẩn bị sẵn 1 túi đá lạnh. Để nó lên tay và cổ tay vài lần 1 ngày.
Những việc cần lưu tâm
Kiểm tra lại chế độ ăn nếu là người có bệnh tiểu đường.
Bạn đã từng sinh mổ trong lần trở dạ mới đây nhất?
Sự mệt mỏi từng xuất hiện trong 3 tháng đầu đang quay trở lại.
Những lo lắng thường gặp
Làn da trở nên ngứa ngáy và trầm trọng hơn nếu tiếp xúc với nắng. Điều này có bình thường?
Khoảng 20% bà bầu gặp phải hội chứng này. Hormone và sự kéo dãn làn da, đặc biệt khi bụng ngày một lớn chính là thủ phạm. Khoảng 2/3 thai phụ bị đỏ và ngứa gan bàn tay, lòng bàn chân và theo các chuyên gia thì có thể là hormone oestrogen tăng tiết. Thường thì mọi triệu chứng này sẽ biến mất ngay sau khi sinh nở. Nước nóng cũng làm tình trạng ngứa ngáy thêm tệ.
Thai 26 tuần tuổi
Ở thời điểm này, nếu chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu. Đó là vì thị lực của bé đã bắt đầu phát triển.
Sự phát triển của bé
Bé đã bắt đầu biết thở dù chưa có không khí trong phổi. Nhưng các giác quan đang phát triển rất nhanh. Ở thời điểm này, ảnh chụp CT não bộ cho thấy cơ quan xúc giác của bé rất phát triển và nếu chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu. Đó là vì thị lực của bé đã bắt đầu phát triển.
Bé lúc này nặng gần 660g và cao xấp xỉ 35cm từ đỉnh đầu đến gót chân.
Trong lần khám thai định kỳ này, các bác sĩ sẽ đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để tìm các chứng có thể gặp trong giai đoạn bầu bí như tiền sản giật và tiểu đường.
Sự thay đổi của mẹ
Một số bà bầu lúc này cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon giấc do gặp những giấc mơ gây sợ hãi. Điều này là bình thường bởi vì khi ngủ, tiềm thức ẩn chứa những lo âu về thai sản và làm mẹ được đánh thức. Vòng 2 ngày một tròn cũng làm cho tư thế nằm của bà bầu luôn cố định, chẳng bao giờ được thoải mái. Nằm nghiêng lúc này chắc chắn sẽ dễ chịu hơn là nằm thẳng.
Lời khuyên hữu ích
Để giảm bớt chứng táo bón, các bà bầu nên ăn sữa chua và uống nhiều loại nước.
Quan hệ cộng đồng
Nỗi lo lên cân quá nhiều hay chưa lên đủ số cân nặng? Bạn không đơn độc. Hãy trao đổi với các bà mẹ đã từng sinh con. Rồi bạn sẽ thấy an tâm khi mình cũng chỉ nằm trong số đông đó.
Những việc cần lưu tâm
Đây là thời điểm các bà bầu có thể chiều chuộng bản thân bằng một chương trình chăm sóc sắc đẹp nào đó.
Luôn cố gắng duy trì chế độ ăn lành mạnh. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ cao nhất trong 3 tháng cuối.
Những lo lắng thường gặp
Tôi sắp làm mẹ và tôi thường xuyên phải làm việc với máy tính. Vào buổi tối, chân tôi thường sưng nề. Làm thế nào để tránh được tình trạng sưng nề này?
Ngồi ở bất cứ tư thế nào mà quá lâu đều có thể làm chân và mắt cá chân sưng nề, dễ bị chuột rút. Để lưu thông máu được tốt, hãy đi bộ quanh văn phòng sau mỗi 2 tiếng và làm một số động tác co duỗi. Nếu bạn ngồi hay đứng thì hãy duỗi chân, co gập chân để để thư giãn cơ. Khi bạn ngồi, nên luân phiên đổi chân và nên đặt chân lên 1 ghế phụ. Hạn chế vắt chéo chân khi ngồi.
Thai 27 tuần tuổi
Do bé lớn rất nhanh và não bộ cũng cực kỳ phát triển trong giai đoạn này nên dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng.
Sự phát triển của bé
Bé lúc này đã “cao” khoảng 35,6cm; nặng khoảng 760g. Mí mắt đã có thể khép mở. Nếu có thể “ngắm” bé lúc này, bạn sẽ thấy tròng mắt đen láy qua mí mắt đang khép.
Khả năng hưởng ứng với âm thanh sẽ được hoàn thiện vào cuối tháng thứ 7, khi mà các dây thần kinh “dẫn” tới tai hoàn chỉnh.
Bé cũng đã bắt đầu có những hơi thở ngắn dù chỉ thở trong nước, hoàn toàn không có không khí. Đây là một cách luyện tập cho thời điểm chào đời sắp tới.
Sự thay đổi của mẹ
Do bé lớn quá nhanh và não bộ cũng cực kỳ phát triển trong giai đoạn này nên dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng. Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng với nhiều rau quả và ngũ cốc. Ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ gồm bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên vỏ lụa, đậu lăng và nếp cẩm - đây cũng là những thực phẩm giàu vitamin nhóm B và giúp giảm táo bón.
Những lớp học tiền sinh cũng thường được khởi động sau 1 vài tuần nữa nếu bạn chưa từng học. Các lớp học này sẽ cung cấp cho người mẹ những thông tin hữu ích và đầy đủ về quá trình sinh nở và những ngày đầu mới là mẹ. Hãy lưu giữ thông tin này để có thể vận dụng nó ngay khi bạn cần.
Bạn đang tiến gần đến giai đoạn nghỉ ngơi - 3 tháng cuối thai kỳ.
Ở thời điểm này, huyết áp có thể tăng nhẹ nhưng nếu tăng cân nhanh, mắt mờ, tay chân đột ngột sưng phù thì rất có thể bà bầu đang bị tiền sản giật. Hãy gọi điện ngay cho bác sĩ khi thấy những triệu chứng trên. Ngoài ra, cũng đừng chủ quan nếu thấy có những biểu hiện lạ.
Nếu bị nhiễm nấm âm đạo, các bà bầu nên đi kiểm tra. Nếu nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B thì cũng đừng vội lo lắng. Đây là một dạng viêm nhiễm rất thường gặp và sự chăm sóc, chữa trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng cho thai nhi.
Lời khuyên hữu ích
Để thư giãn cơ thể, hãy ngâm chân vào chậu nước ấm. Có thể thêm một vài giọt tinh dầu để tăng thêm sự sảng khoái.
Sinh hoạt cộng đồng
Đồ dùng cho bé sẽ “ngốn” của bạn một khoản tiền kha khá nhưng đau đầu hơn là bạn sẽ “ngợp” trước vô số những lựa chọn. Tuy nhiên, không cần thiết phải sắm đủ mọi thứ theo một bảng khuyến nghị có sẵn nào đó. Hỏi kinh nghiệm từ những bà mẹ từng sinh trước đó sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá.
Những việc cần lưu tâm
Nếu thuộc trường phái ăn chay, cần chú ý bổ sung vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác.
“Rạch” một chút vùng kín trong quá trình chuyển dạ, giúp cho quá trình sinh thường trở nên dễ dàng, kiểm soát được đường rách, tránh phải khâu nhiều, được áp dụng khá phổ biến hiện nay.
Những lo lắng thường gặp
Sinh mổ gồm những bước nào?
Thai 28 tuần tuổi
Thai phụ đã tiến thật gần đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Bé đã thực sự “lớn” và tử cung của mẹ ngày càng trở nên chật chội. Bé có thể mở và nhắm mắt, ngủ và thức và có thể mút mát ngón tay hay ngón chân cái.
Sự phát triển của bé
Mặc dù vẫn còn “non” nhưng phổi thai nhi đã có thể vận hành đúng chức năng với sự giúp sức của y tế trong trường hợp bé “đòi” ra sớm.
Bé nặng khoảng 875g và “cao” khoảng 36,6cm tính từ đầu đến chân.
Thật thú vị là lúc này bé đã biết “mơ mộng”. Một số chuyên gia tin rằng bé bắt đầu ngủ mơ từ tuần thai thứ 28. Các em bé trong bụng mơ về cái gì được nhỉ? Không ai biết cả nhưng rõ ràng não bộ đã “bắn” những tín hiệu cho thấy bé đang mơ. Các nếp gấp trên bề mặt não bộ đã xuất hiện và phát triển không ngừng.
Với những nhịp khá rõ ràng, người mẹ lúc này có thể cảm nhận rõ ràng những tiếng nấc cụt của thai, một hiện tượng rất phổ biến trong giai đoạn này và trong suốt quá trình thai nghén. Bé bị nấc cụt là vì bé thở trong dung dịch nước ối chứ không phải là không khí. Cảm giác của người mẹ khi nghe thấy tiếng nấc của con là ngạc nhiên và kèm chút lo lắng.
Sự thay đổi của mẹ
Cơ thể người mẹ đang “nở” nhanh hơn lúc nào hết. Tử cung thì đã gần chạm tới xương hông và cơ thể thì bắt đầu xuất hiện một số biểu hiện khó chịu như chuột rút, trĩ và giãn tĩnh mạch. Điều an ủi đối với các thai phụ lúc này là các triệu chứng sẽ biến mất ngay sau khi sinh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc người mẹ cho con bú sẽ tác động rất lớn tới thái độ của người cha theo hướng tích cực.
Nếu mang nhóm máu RH(-) thì bạn cần tiêm một mũi kháng D vào tuần này để chống lại sự không tương hợp giữa máu mẹ và máu con. Tiêm 1 mũi nhắc lại khi ở tuần 36.
Lời khuyên hữu ích
Để tăng cường vitamin C cho cơ thể, hãy ăn ổi. Vỏ ổi giàu vitamin C gấp 5 lần so với cam. Hãy thêm 1 quả ổi vào các khẩu phần rau quả hằng ngày.
Những việc cần lưu tâm
Bạn cần chú ý những lời khuyên của bác sĩ nếu định di chuyển bằng phương tiện máy bay trong giai đoạn này.
Làm thế nào để bé chịu “quay đầu”
Những lo lắng thường gặp
Bạn đang muốn thuê một người chăm trẻ. Vậy người đó cần đáp ứng những tiêu chí nào? Dưới đây là một số gợi ý cho bạn :
- Họ đến từ đâu, từ lời giới thiệu tin tưởng của người thân hay bạn bè hay một công ty việc làm?
- Bạn có biết xuất xứ gia đình họ? Họ sống trong thành phố hay ở vùng lân cận?
- Trông họ có khỏe mạnh không? Đừng do dự kiểm tra sức khỏe tổng thể của người chăm trẻ, đặc biệt là về bệnh lao hay các bệnh hô hấp bởi họ sẽ ở nhà bạn và thường xuyên gần gũi với bé.
- Cần thời gian để đào tạo người chăm trẻ cách vệ sinh và giữ an toàn cho bé?
Thai 29 tuần tuổi
Giai đoạn mang thai không còn dài nữa. 3 tháng cuối thai kỳ bắt đầu được tính từ tuần này và sẽ kéo dài cho tới khi bà bầu “khai hoa nở nhụy” (thường là 40 tuần, tối đa 42 tuần).
Sự phát triển của bé
Bé đã có thể mở mắt và quay đầu ra phía có nguồn sáng phát ra liên tục. Các móng tay, chân đang mọc và lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình bé rời khỏi bụng mẹ. Nếu tin rằng mẹ con có thể hiểu nhau ngay từ trong bụng, hãy hát và đọc sách cho bé nghe. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu bạn không muốn vậy - không ai giống ai cả mà.
Vào tuần này, bé nặng gần 1kg và “cao” khoảng 38cm.
Sự thay đổi của mẹ
Bạn đã chính thức bước vào giai đoạn nghỉ ngơi. Giai đoạn thứ 3 của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 29 và kết thúc ở tuần 40 và có thể lâu hơn thế (Đừng lo lắng nhé, tối đa là 42 tuần cơ mà. Nếu sau 42 tuần mà không có dấu hiệu gì thì sẽ được chỉ định sinh). Hầu hết các thai phụ sẽ tăng trung bình là 5kg trong suốt 3 tháng cuối.
Hầu hết các thai phụ sẽ tăng thêm 5kg trong giai đoạn này. Bạn có thể đi khám thường xuyên hơn từ bây giờ và đừng đợi cho tới khi thấy có bất thường nào đó mới nhớ tới bác sĩ.
Thai phụ đang mang cảm giác muốn mang thai mãi mãi vì nghĩ tới quá trình chuyển dạ - sinh nở. Hãy trò chuyện với các bà mẹ đã từng trải qua sinh nở. Nếu định sinh bé ở bệnh viện, hãy tới đó để hiểu rõ hơn về nơi mình sẽ tin cậy gửi gắm. Một lớp học tiền sinh cũng rất tốt cho thai phụ trong thời điểm này. Bạn cũng có thể đọc một số cuốn sách về sinh nở để chuẩn bị tinh thần tốt hơn.
Hãy kiểm tra lại danh sách những thứ bạn cần làm. Bắt đầu nghĩ tới tên của bé và nghĩ về những thay đổi của cuộc sống sau sinh.
Nên đi khám bác sĩ thường xuyên hơn trong những tuần cuối.
Lời khuyên hữu ích
Một số thai phụ nhận thấy nếu kê 1 cái gối ở dưới bụng, vùng dạ dày thì giấc ngủ sẽ trọn vẹn hơn.
Những việc cần lưu tâm
Tiểu cầu là một tế bào bé nhỏ di chuyển khắp cơ thể qua huyết mạch. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc làm đông máu và chống viêm nhiễm.
Mức độ tiểu cầu ở từng người khác nhau nhưng thường trong khoảng 450 - 400 triệu đơn vị/ mỗi mililit máu. Trong quá trình mang thai, lượng tiểu cầu có thể giảm nhẹ và trên 8% thai phụ có lượng tiểu cầu từ 100 - 150 triệu đơn vị/ml máu. Đó là vì cơ thể tăng thêm lượng huyết tương trong quá trình bầu bí, khiến lượng tiểu cầu bị “loãng” bớt. Điều này không làm ảnh hưởng tới chức năng của nó và nó vẫn hoạt động bình thường.
Để biết lượng tiểu cầu trong máu ở mức thấp hay không thì cần phải so sánh với lượng tiểu cầu trong máu ở thời điểm trước khi mang thai. Nếu lượng tiểu cầu quá thấp thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng đông máu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bà bầu có thể bị chảy máu bất thường trong và sau sinh, đặc biệt nếu thai phụ sinh mổ. Tuy nhiên, hiện chưa có chuẩn nào cho thấy lượng tiểu cầu như thế nào là quá thấp và tới ngưỡng đó thì nguy cơ chảy máu không cầm sẽ tăng lên.
Chuẩn bị đồ dùng để vào viện lúc này không còn là quá sớm và chú ý ghi nhớ một số dấu hiệu chuyển dạ.
Những lo lắng thường gặp
Tôi muốn sinh con theo cách tự nhiên. Tôi không thích gây tê màng cứng, gây tê tủy sống hay bất kỳ phương pháp hỗ trợ cần tới thuốc nào khác. Vậy tôi nên làm thế nào?
Nếu là người không ưa dùng thuốc trong cuộc sống hằng ngày thì khi sinh, bạn cũng ít khả năng phải dùng tới chúng. Thực tế là có rất nhiều cách hỗ trợ thai phụ không cần tới thuốc, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dạ ban đầu như:
- Mát xa trong quá trình chuyển dạ
- Học kiểm soát hơi thở
- Học cách thư giãn
Thai 30 tuần tuổi
Đầu của bé ngày càng lớn hơn, sự phát triển của não bộ rất nhanh vào thời điểm này. Gần như tất cả thai nhi đều phản ứng với âm thanh ở tuần thứ 30.
Sự phát triển của bé
Não bộ của bé đang “lớn” rất nhanh và kích thước vòng đầu lúc này cũng tăng trưởng không ngừng để đáp ứng. Nếu là một bé trai, tinh hoàn lúc này đã di chuyển từ gần thận về tới háng. Nếu là một bé gái, âm vật đã “chồi” lên bởi vì 2 môi âm vật chưa đủ lớn để bao phủ. Quá trình này sẽ được hoàn tất một vài tuần trước khi sinh.
Bé lúc này nặng khoảng 1,1kg và cao khoảng 38cm (tính từ đầu đến chân). Đầu của bé ngày càng lớn hơn, sự phát triển của não bộ rất nhanh vào thời điểm này. Gần như tất cả thai nhi đều phản ứng với âm thanh ở tuần thứ 30 này.
Sự thay đổi của mẹ
Dưỡng thai đang ở giai đoạn đỉnh cao. Người mẹ cần rất nhiều protein, vitamin C, axit folic, sắt, và canxi (khoảng 200mg cho sự phát triển khung xương của thai nhi) vì vậy cần ăn nhiều các thực phẩm giàu các dưỡng chất này.
Khung xương này sẽ ngày càng trở nên “cứng cáp” hơn; não bộ, các múi cơ và phổi tiếp tục hoàn thiện. Vì thế người mẹ cần chú ý đảm bảo các khoáng chất và vitamin để thai nhi phát triển tối ưu.
Do cảm giác thèm ăn tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của thai nhi, vì thế hãy cố gắng hạn chế, đừng ăn nhiều loại bánh kẹo và các loại thức ăn nhanh, cố gắng tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn thai nghén.
Luôn đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất sắt, giúp tạo hồng cầu máu cho hệ huyết mạch ở thai nhi. Uống viên sắt bổ sung có thể gây táo bón vì thế một trong những cách bổ sung sắt hiệu quả là ăn nhiều các thực phẩm như thịt nạc, rau lá xanh, ngũ cốc bổ sung sắt cùng với các thực phẩm giàu chất xơ.
Nếu bạn chưa từng tập luyện gì trong suốt các tháng trước đó thì đây là thời điểm tốt để bạn tập luyện các bài tập thư giãn, làm mềm cơ, hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Tại sao bạn không thử tham dự lớp yoga đặc biệt dành cho bà bầu? Nó không chỉ giúp bạn luyện thở mà còn giúp làm mềm các cơ, hỗ trợ rất tốt cho quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, nó giúp bạn tránh bị căng cơ, chuột rút trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Lời khuyên hữu ích
Thời điểm chăm con mọn đã gần kề, hãy tranh thủ nghỉ ngơi, tận hưởng những giây phút này nhé. Hãy đi xem phim, một bữa ăn lãng mạn bên người yêu thương...
Chia sẻ cộng đồng
Nếu bạn có kế hoạch đi làm sau khi sinh bé thì lúc này sẽ có rất nhiều thứ khiến bạn phải bận tâm. Hãy chia sẻ với những bà mẹ đã từng trải qua giai đoạn này để có định hướng cho mình.
Những việc cần lưu tâm
Herpes - Những nguy cơ có thể gặp nếu bị nhiễm bệnh vào giai đoạn cuối thai kỳ?
Hội chứng ống cổ tay là gì?
Những lo lắng thường gặp
Gia đình tôi không muốn tôi mua sắm và trang trí phòng bé trước khi bé chào đời - Họ cho rằng làm như vậy là một điềm gở. Tôi thì không muốn làm mọi việc vào phút chót. Vậy tôi phải làm gì?
Quan niệm của gia đình bạn xuất phát từ một niềm tin cổ xưa rằng việc mua sắm chuẩn bị trước là điểm báo người mẹ mong mỏi nhìn thấy đứa con ngay. Tuy nhiên, ngày nay mọi sự đã khác, quan niệm đó được xếp vào diện “mê tính dị đoan”.
Nhưng trong trường hợp gia đình bạn nhất quyết phản đối thì hãy lên danh sách và “ngắm” cửa hàng sẽ mua đồ cho bé. Sau đó hãy chọn một người sẽ chịu trách nhiệm mua sắm mọi thứ bạn đã giao phó.
Thai 31 tuần tuổi
Trong khi cân nặng đang tăng nhanh thì chiều cao của bé phát triển chậm hơn.
Sự phát triển của bé
Từ giờ cho tới khi chào đời, bé sẽ lên cân rất nhanh trong khi phát triển chiều cao lại chậm hơn.
Lúc này bé cao khoảng 40cm tính từ đỉnh đầu đến chân. 2 lá phổi và hệ tiêu hoá đã gần như hoàn thiện. Bé có thể nhắm, mở mắt và có thể nhìn thấy xung quanh, phân biệt được ánh sáng mờ và bị hấp dẫn bởi nguồn sáng.
Nếu chiếu ánh sáng vào vùng dạ dày người mẹ, đầu bé sẽ chuyển động về phía có ánh sáng hoặc di chuyển để sờ vào vùng ánh sáng. Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng chiếu ánh sáng vào vùng dạ dày người mẹ sẽ giúp thị lực của bé phát triển nhưng dù có thế nào, thị lực của trẻ sơ sinh cũng chỉ có thể nhìn xa 20 - 30cm. Thị lực của bé chỉ phát triển hoàn toàn sau tuổi 7 - 9.
Khoảng 1 lít nước ối đang bao bọc quanh bé nhưng thể tích này sẽ giảm dần khi bé ngày 1 lớn hơn và tử cung sẽ ngày một chật chội đối với bé.
Sự thay đổi của mẹ
Thai phụ lên cân nhanh hơn 1 chút trong tháng này, khoảgn 1,4 - 1,8kg; tính trung bình lên 450g/tuần trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng đạt đỉnh cao trong 3 tháng cuối.
Nếu thấy khó thở thì đừng lo lắng. Đó không phải là do thiếu dưỡng khí mà chỉ là do tử cung đang chèn vào cơ hoành. Vào thời điểm khoảng 34 tuần thai (hay trước khi chuyển dạ), đầu của bé sẽ hướng xuống dưới để sẵn sàng "chui ra". Khi đó, việc ăn uống và hít thở sẽ dễ dàng hơn.
Thời điểm này vẫn chưa phải là quá muộn nếu muốn tránh xa khói thuốc lá vì bé sẽ được tăng cường ôxy ngay khi bạn bỏ thuốc. Đồng thời hãy cố gắng khuyến khích những người bạn thường tiếp xúc bỏ thuốc, điều này cũng hữu ích như chính khi thai phụ không hút thuốc lá vậy. Nhiều nghiên cứu cho thấy những rẻ có nguy cơ đột tử cao là con của các bà mẹ hút thuốc hay thai phụ sống trong môi trường nhiều khói thuốc lá.
Để ngủ ngon trong 3 tháng cuối thai kỳ thật không đơn giản. Khi áp lực tử cung tăng lên, mọi vận động đều khó khăn hơn, chưa kể áp lực lên bàng quang khiến bạn có nhu cầu tiểu tiện liên tục. Những giấc mơ cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của thai phụ, giúp bạn ngủ ngon hơn hay đột ngột tỉnh giấc. Đừng quên kể cho người bạn đời nghe về những giấc mơ của mình.
Lời khuyên hữu ích
Xoa bóp chân với dầu ôliu và để chân lên cao 20 phút sẽ giúp giảm chứng giãn tĩnh mạch chân.
Những việc cần lưu tâm
Tại sao lại dễ bị giãn tĩnh mạch chân khi bầu bí?
Quan tâm tới các cơn gò Braxton Hicks sẽ giúp bạn phân biệt được chúng với các dấu hiệu chuyển dạ thực sự.
Xử trí với chứng chuột rút.
Những lo lắng thường gặp
Tôi thực sự rất mong chờ ngày bé chào đời nhưng cũng lo lắng về trách nhiệm làm mẹ. Tôi có thể làm gì để trở thành một người mẹ tuyệt vời?
Xin chia sẻ với bạn tâm trạng này và không ai khác, chính bạn bè và người thân sẽ là những người giúp đỡ bạn rất nhiều trong những tuần đầu tiên làm mẹ.
Một trong những việc mọi người có thể làm khi bạn vừa sinh là hạn chế tối thiểu khách tới thăm, nghe điện thoại giúp bạn… để sản phụ được nghỉ ngơi hoàn toàn sau sinh.
Nếu sinh mổ, sản phụ sẽ cần nhiều sự chăm sóc hơn cho đến khi vết mổ lên da non.
Trên tất cả hãy để bé hiểu rằng bạn luôn bên bé. Ôm ắp, tắm rửa, cho bé bú… sẽ giúp thắt chặt tình mẫu tử. Hãy hướng dẫn người bạn đời để họ gần gũi với bé hơn, mở đầu cho một gia đình hạnh phúc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể có những lo lắng như không biết khi nào thì nên thay tã? Khi nào có thể tắm cho bé?
Thai 32 tuần tuổi
Thai nhi lúc này ít “nghịch ngợm” hơn bởi bé đang nghĩ cách chui ra khỏi bụng người mẹ và không thể nhào lộn nhiều như trước. Thai nhi có thể lắc đầu, các cơ quan nội tạng tiếp tục hoàn thiện và lớp mỡ dưới da cũng bắt đầu phát triển.
Sự phát triển của bé
Tay, chân và cơ thể bé tiếp tục lớn lên cho tương xứng với vòng đầu. Bé lúc này nặng khoảng 1,5kg và trông ngày càng giống với thời điểm chào đời. Nếu đo từ đỉnh đầu đến gót chân thì bé sẽ “dài” khoảng 41cm.
Lưu ý là bé không thể “hiếu động” như trước. Đừng lo lắng, bé đang suy nghĩ để tìm đường ra khỏi bụng mẹ đấy. Chỉ cần có cảm giác bụng mình đang uốn lượn ngoằn nghèo là có thể yên tâm rằng bé đang khỏe.
Bé cũng đang nỗ lực rất nhiều để mau lớn đấy. Bạn có thể hy vọng bé sẽ lên thêm ít nhất là 900g trước khi bé chào đời.
Các cơ quan nội tạng trong cơ thể bé đang tiếp tục hoàn thiện và bé đã có thể “tè dầm” - đấy là bé đang rèn luyện, sẵn sàng cho thời điểm sau khi chào đời.
Điều vô cùng thú vị là từ tháng thứ 8, thai nhi đã có thể ngủ mơ.
Sự thay đổi của mẹ
Thai phụ sẽ lên từ 1,3 - 1,8kg trong tháng này. Tăng khoảng 450g/tuần là hoàn toàn bình thường trong 3 tháng cuối thai kỳ vì bé đang vào giai đoạn tăng trưởng gấp rút mà.
Cho đến khi thai nhi “lọt” thẳng vào khung chậu (khoảng 37 tuần) thì lúc này các thai phụ thường có cảm giác khó thở, cứ như thể là thiếu dưỡng khí vậy. Đấy là vì thai nhi đã gây áp lực lên cơ hoành, cơ phẳng lớn có tác dụng hỗ trợ cho phổi. Hãy thư giãn, cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Nghỉ ngơi cũng giúp thai nhi lớn nhanh hơn trong những ngày cuối.
Bạn có cảm giác đau lưng? Hãy quỳ gối trong tư thế bò, lưng thẳng để thai nhi rời khỏi lưng mẹ, lưng sẽ bớt đau rất nhiều. Tuyệt đối không mang vác nặng vì có thể ảnh hưởng tới các dây chằng.
Các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn dùng loại áo đỡ lưng khi cảm thấy lưng đau không chịu nổi. Nhiều phụ nữ đau lưng trong suốt thời gian mang thai, số khác dây chằng hông bị giãn khiến cho các khớp xương hông không thể làm việc như bình thường. Và hội chứng này được gọi là Rối loạn màng dính xương mu (SPD) và nó thường rất đau.
Nếu thai phụ và gia đình cảm thấy lo lắng vào những ngày này thì có thể tham dự một lớp tiền sinh cũng như lớp luyện thở.
Lời khuyên hữu ích
Khi chuyển dạ, để giảm đau, hãy tập trung vào 1 tiêu điểm nào đó như: 1 bức tranh treo trên tường hay một cái gì đó trên trần nhà... miễn là nó giúp bạn thư giãn và bạn sẽ chợt quên mất là mình đang bị đau.
Chia sẻ cộng đồng
Nên dùng loại vải nào để làm tã cho bé? Lựa chọn đúng đắn nhất là hỏi chính các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.
Những việc cần lưu tâm
Cân bằng giữa công việc và chăm sóc thai kỳ là việc không hề đơn giản. Hãy học hỏi kinh nghiệm của những người đã sinh con.
Nếu lần đầu từng sinh sớm thì lần thứ 2 có như vậy không?
Tìm hiểu kỹ hơn về sinh mổ để chuẩn bị tinh thần trong trường hợp chỉ định.
Những lo lắng thường gặp
Trong lần khám thai định kỳ mới đây nhất, bác sĩ nói rằng huyết áp của tôi hơi cao nhưng chưa đến mức lo ngại. Tuy nhiên, tôi vẫn rất lo lắng. Tôi cần phải làm gì để tốt nhất cho tôi và cho em bé trong bụng?
Huyết áp thường được kiểm tra định kỳ. Huyết áp tăng là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu huyết áp của bạn tăng nhẹ trong 1 lần nào đó thì đúng là không nên quá lo lắng. Sự căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày, ví như chờ đợi quá lâu để vào khám cũng có thể làm huyết áp tăng nhẹ và nó sẽ biến mất khi bạn nghỉ ngơi.
Thai 33 tuần tuổi
Nếu là bé trai, tinh hoàn đã về đến bìu. Thỉnh thoảng, 1 hoặc cả 2 tinh hoàn không về đúng vị trí ngay cả khi bé đã chào đời. Nếu vậy thì cũng đừng lo lắng. Hiện tượng tinh hoàn ẩn thường tự hết trước khi bé được 1 tuổi.
Sự phát triển của bé
Bé lúc này có cân nặng xấp xỉ 1,7 kilo và cao khoảng 42cm tính từ đầu đến ngón chân. Mặc dù phổi bé chưa hoàn thiện hẳn nhưng bé đã có thể hít 1 chút nước ối để luyện tập cho 2 lá phổi và học cách thở.
Một số bé đã có hẳn một mái tóc thực sự, trong khi số khác chỉ lơ thơ vài ngọn. Những bé khi chào đời tóc đen láy không có nghĩa rằng sau này tóc sẽ dày mà thường những đứa trẻ tốt tóc khi bé lại có mái tóc mỏng mảnh hơn khi trưởng thành.
Nếu là bé trai, 2 tinh hoàn đã rời bụng, lên đường tới vùng bìu. Tuy nhiên, đôi khi, một hoặc cả 2 tinh hoàn lại không về đúng vị trí dù bé đã chào đời. 2/3 những cậu bé bị ẩn tinh hoàn khi sinh sẽ tự hết bệnh trước khi đầy tuổi thôi nôi.
Sự thay đổi của mẹ
Thai phụ lúc này đang tăng khoảng 450g/tuần thậm chí nhiều hơn và khoảng một nửa trong đó là vào bé. Vì thai nhi cũng đang cần phải tăng tốc (gấp đôi trong 7 tuần cuối) để đủ tiêu chuẩn khi chào đời. Vì thế, nhu cầu dinh dưỡng lúc này rất quan trọng.
Lượng mỡ đang được bồi đắp hằng ngày, bé trong có da có thịt, đáng yêu và khỏe mạnh hơn.
Thật khó ngủ khi ông xã nằm cùng mà không làm được gì. Nếu nghĩ rằng “yêu” trong những tháng cuối sẽ gây hại cho bé thì hãy ngừng ngay. Hầu hết các thai phụ đều có thể “yêu” đến tận khi có dấu hiệu chuyển dạ và thậm chí là “chuyện ấy” còn là một trong những yếu tố thúc bé ra đời nếu đến ngày mà bé chưa chịu ra.
Ưu tiên hàng đầu
Lúc này, các bác sĩ sẽ khuyên thai phụ nên nghỉ ngơi tại nhà (không làm việc) để sẵn sàng cho giai đoạn chuyển dạ có thể diễn ra bất kỳ lúc nào.
Lời khuyên hữu ích: Bình tĩnh trước các cơn gò
“Tôi bị các cơn gò Braxton Hicks khi thai mới được 26 tuần tuổi. Bác sĩ khuyên tôi nên đi vệ sinh khi thấy xuất hiện cơn gò và uống nhiều nước. Mẹo này rất có hiệu quả, tôi hoàn toàn kiểm soát được các cơn gò này”, một bà bầu chia sẻ.
Những điều cần lưu tâm
Tiểu đường thai kỳ - Các bước kiểm soát bệnh.
Bé “nghịch” trong bụng như thế nào?
Những lo lắng thường gặp
Nhiều người nói rằng cho con bú là phương pháp tránh thai tốt nhất và tôi không cần phải lo lắng trong thời kỳ nuôi con mọn. Điều này có đúng?
Một số phụ nữ có khả năng thụ thai chỉ vài tuần ngay sau khi sinh - vì vậy đừng quá tin tưởng vào biện pháp tránh thai tự nhiên này trừ khi bạn muốn đẻ luôn 1 thể.
Cho con bú không phải là biện pháp tránh thai thực sự đáng tin cậy. Nếu không chắc chắn về biện pháp tránh thai sau sinh, hãy trao đổi với bác sĩ ngay từ bây giờ.
Thai 34 tuần tuổi
Quá trình tăng trưởng tiếp tục đạt đỉnh cao: vào cuối tuần này, bé có thể sẽ dài tới 43,7cm (tính từ đầu tới chân). Vào lúc này, bé đã ở tư thế “trồng cây chuối” và sẽ còn có thể tiếp tục thay đổi tư thế.
Sự phát triển của bé
Bé lúc này nặng khoảng 2 cân, cao khoảng 44cm. Bé đã sẵn sàng để chui ra ngoài - đầu bé đã chúc xuống dưới.
Các bác sĩ sẽ bắt đầu lưu ý đến vị trí bé nằm trong những tuần sắp tới vì một số bé có thể quay 180o (đầu lại quay lên trên) bất cứ lúc nào trong giai đoạn này.
Sọ não của thai nhi vẫn chưa có sự gắn kết, các mảnh xương sọ vẫn rời nhau... để bé có thể “lọt” qua cổ tử cung chật hẹp. Nhưng các phần xương khác trong cơ thể đang ngày càng cứng cáp. Làn da của bé cũng bớt đỏ và ít nhăn nheo hơn.
Sự thay đổi của người mẹ
Nếu lần đầu tiên làm mẹ, đầu của bé có thể đã lọt xuống hố chậu và thúc vào tử cung. Nếu là lần mang thai tiếp theo thì điều này có thể chỉ xảy ra 1 tuần trước khi chuyển dạ và đôi khi chỉ xảy ra cho tới khi bắt đầu chuyển dạ.
Bạn lưu ý rằng chân, tay, mặt và mắt cá chân có thể hơi phù nề. Đây là tình trạng giữ nước của cơ thể và nó thường sẽ tồi tệ hơn khi thời tiết ấm và vào cuối ngày.
Thật kỳ lạ là việc uống nước thường xuyên, đều đặn sẽ giúp giảm phù nề. Cơ thể, đặc biệt là thận, và thai nhi cần rất nhiều nước vì thế nên uống thật nhiều.
Tuy nhiên, nếu thấy tay hay mặt phù, sưng húp thì nên gọi cho bác sĩ ngay, có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Kế hoạch ưu tiên
Hãy làm cho cuộc sống trở nên đơn giản. Hãy “kiểm kê” lại mọi thứ trước khi đi mua sắm. “Nhắm” xem ai sẽ là người nấu nướng cho bạn trong những tuần đầu sau sinh.
Luôn mang theo số điện thoại của người thân, bác sĩ, hàng xóm và cả bệnh viện nơi bạn sinh.
Sắp xếp công việc để chăm sóc bé lớn trong khi mẹ đang bận với bé vừa sinh. Vật nuôi sẽ tiếp tục ở lại hay gửi nhà ai đó?
Vấn đề tài chính cũng cần được lưu ý lúc này để khi sinh song, sản phụ không phải lo lắng nhiều.
Lời khuyên hữu ích
“Khi tôi cảm thấy buồn chán, tôi nằm xuống và xoa bụng. Và rồi, bé bắt đầu hưởng ứng. Tôi cảm thấy phấn chấn hẳn lên vì tôi có thể cảm nhận sự hiện diện của bé”, một thai phụ chia sẻ.
Những việc cần lưu tâm
Hai bầu ngực của thai phụ đã bắt đầu tiết sữa? Xử trí như thế nào với tình trạng rỉ sữa non khi đang mang thai?
Tại sao cần phải rạch tầng sinh môn và làm gì để khỏi bị được.
Thai 35 tuần tuổi
Nếu lo lắng về khả năng sinh sớm thì hãy tự tin lên nhé vì hầu hết trẻ chào đời sau 35 tuần tuổi đều khỏe mạnh. Phổi của bé lúc này đã hoàn thiện, sẵn sàng cho quá trình chào đời và nếu có bất kỳ vấn đề gì cũng rất dễ điều trị.
Sự phát triển của bé
Bé lúc này nặng khoảng 2,2kg và “cao” khoảng 45cm. Mỡ đang được bồi đắp dưới da để giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ.
Nếu bạn chưa từng nói chuyện với bé thì đây là thời điểm bắt đầu - ở tuần thứ 35 khả năng nghe của bé đã phát triển đầy đủ. Một số bằng chứng cho thấy trẻ mới sinh sẽ chú ý hơn với những âm thanh ở tần số cao.
Đừng quá căng thẳng về nguy cơ sinh non nữa nhé. Bởi 99% trẻ sinh ra từ tuần thứ 35 trở đi đều khỏe mạnh và không gặp vấn đề gì lớn. Mặc dù hệ thần kinh trung ương của bé vẫn còn đang tiếp tục hoàn thiện nhưng phổi thì đã phát triển đầy đủ, sẵn sàng cho quá trình hít thở không khí thay vì trong môi trường nước ối.
Sự thay đổi của mẹ
Cảm giác râm ran và tê dần dần ở xương chậu có thể xuất hiện - đó là do áp lực của thai nhi lên các dây thần kinh ở khu vực này. Cảm giác này sẽ giảm dần khi bé chào đời. Hãy thư giãn, nghỉ ngơi và tham gia các lớp học cách mát xa. Nếu cảm thấy ngày càng khó chịu thì cần trao đổi với bác sĩ.
Kế hoạch hàng đầu
Ngày trọng đại chỉ còn đúng 1 tháng nữa. Nếu dự định sinh bé ở bệnh viện thì đây là thời điểm thích hợp để làm 1 “tour” tham quan bệnh viện nơi bạn dự sinh và tìm hiểu về quá trình chuyển dạ trước khi sinh.
Chuẩn bị đồ dùng sẵn sàng để vào viện.
Lời khuyên hữu ích
“Vào những ngày cuối của giai đoạn thai kỳ, trở mình trên giường thực sự là một cơn ác mộng đối với tôi. Tôi đã thử mặc 1 bộ quần áo ngủ rộng rãi chất vải satin và kết quả là cảm thấy việc thay đổi tư thế trở nên dễ dàng hơn”, một bà bầu chia sẻ.
Quan hệ cộng đồng
Hãy gọi điện cho tất cả các bà mẹ đang nuôi con nhỏ trong giai đoạn đầu mà bạn biết để hiểu thêm về quá trình chuyển dạ và sinh nở sẽ như thế nào; giải quyết mọi lo lắng với đứa con mới sinh như thế nào...
Những việc cần lưu tâm
Có thể cho con bú nếu núm vú bị tụt vào trong?
Nguy cơ bị herpes trong quá trình mang thai.
Những lo lắng thường gặp
Tôi đang có kế hoạch dọn dẹp, sắp xếp lại ngôi nhà trước khi bé chào đời. Có những lưu ý nào cần ghi nhớ khi sắp chuyển dạ không?
Hãy kiểm tra danh sách những đồ bạn định mang vào viện, những gì cần sắm cho bé.
Nếu quyết định sinh ở bệnh viện thì cần phải kiểm tra tuyến đường sẽ đi, xem tới bệnh viện mất bao nhiêu lâu, có thể bị tắc đường không? Tốt nhất nên hỏi bác sĩ thời điểm nào vào viện là tốt nhất và lựa chọn một bệnh viện gần nhà. Ai sẽ là người đưa bạn tới bệnh viện, nếu người chồng quá căng thẳng thì hãy gọi taxi thay vì để chồng lái xe.
Nhà cửa thì nên thu xếp gọn gàng, sạch sẽ sao cho ít muỗi, kiến và các loại côn trùng có thể “tiếp cận” với bé nhất. Nếu dùng các loại thuốc xịt diệt côn trùng thì nên thực hiện khi nhà không có người và chỉ quay trở lại sau thời điểm phun thuốc là vài giờ.
"Tốc độ" lớn và tăng cân của bé đang khá ổn định. Cân nặng lúc này tăng hơn so với tuần trước khoảng 99g.
Sự phát triển của bé
Bé đang cao lớn, lên cân khá đều. Cân nặng lúc này tăng hơn so với tuần trước khoảng 99g. Làn da của bé đã mỏng dần do sự lớn lên của cơ thể và căn phòng túi ối đang ngày càng trở nên chật chội. Bé cũng đã hơi biết phân biệt vị ngọt. Vị giác đang hình thành và dù tin hay khôgn thì những chiếc răng sữa đầu tiên đã xuất hiện ở tuần này. Một mốc đáng nhớ khác của giai đoạn này là bé hoàn toàn có thể sống độc lập mạnh khoẻ trong sự chăm sóc đặc biệt.
Sự thay đổi của mẹ
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, những đường kẻ chỉ màu nâu hay đỏ ở bụng, hông và ngực xuất hiện khá rõ. Chẳng có một loại kem nào có thể xoá được những vết rạn đó. Chỉ có mặc áo ngực vừa vặn sẽ giúp ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng rạn da vùng ngực. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở các bà bầu (khoảng 90% phụ nữ). Sau sinh, những đường rạn này sẽ nhạt màu dần và chuyển sang màu trắng, tiệp với màu da.
Cũng như vậy, mắt bạn trở nên nhạy sáng và có cảm giác sạn hay khô mắt. Đây là một hiện tượng rất bình thường khi mang bầu và được gọi là "khô mắt". Để dễ chịu, bạn nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt thường xuyên hoặc loại nước dưỡng mắt.
Một số hiện tượng khác thường gặp ở giai đoạn bầu bí này là đau đầu, chuột rút, đau thắt lưng... hãy thử áp dụng những cách xoa dịu tự nhiên.
Một chế độ dinh dưỡng khoẻ mạnh rất quan trọng đối với giai đoạn này.
Lời khuyên hữu ích
Để xoa dịu các cơn đau và tê cứng do chuột rút, hãy chuẩn bị sẵn 1 túi đá lạnh. Để nó lên tay và cổ tay vài lần 1 ngày.
Những việc cần lưu tâm
Kiểm tra lại chế độ ăn nếu là người có bệnh tiểu đường.
Bạn đã từng sinh mổ trong lần trở dạ mới đây nhất?
Sự mệt mỏi từng xuất hiện trong 3 tháng đầu đang quay trở lại.
Những lo lắng thường gặp
Làn da trở nên ngứa ngáy và trầm trọng hơn nếu tiếp xúc với nắng. Điều này có bình thường?
Khoảng 20% bà bầu gặp phải hội chứng này. Hormone và sự kéo dãn làn da, đặc biệt khi bụng ngày một lớn chính là thủ phạm. Khoảng 2/3 thai phụ bị đỏ và ngứa gan bàn tay, lòng bàn chân và theo các chuyên gia thì có thể là hormone oestrogen tăng tiết. Thường thì mọi triệu chứng này sẽ biến mất ngay sau khi sinh nở. Nước nóng cũng làm tình trạng ngứa ngáy thêm tệ.
Thai 26 tuần tuổi
Ở thời điểm này, nếu chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu. Đó là vì thị lực của bé đã bắt đầu phát triển.
Sự phát triển của bé
Bé đã bắt đầu biết thở dù chưa có không khí trong phổi. Nhưng các giác quan đang phát triển rất nhanh. Ở thời điểm này, ảnh chụp CT não bộ cho thấy cơ quan xúc giác của bé rất phát triển và nếu chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu. Đó là vì thị lực của bé đã bắt đầu phát triển.
Bé lúc này nặng gần 660g và cao xấp xỉ 35cm từ đỉnh đầu đến gót chân.
Trong lần khám thai định kỳ này, các bác sĩ sẽ đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để tìm các chứng có thể gặp trong giai đoạn bầu bí như tiền sản giật và tiểu đường.
Sự thay đổi của mẹ
Một số bà bầu lúc này cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon giấc do gặp những giấc mơ gây sợ hãi. Điều này là bình thường bởi vì khi ngủ, tiềm thức ẩn chứa những lo âu về thai sản và làm mẹ được đánh thức. Vòng 2 ngày một tròn cũng làm cho tư thế nằm của bà bầu luôn cố định, chẳng bao giờ được thoải mái. Nằm nghiêng lúc này chắc chắn sẽ dễ chịu hơn là nằm thẳng.
Lời khuyên hữu ích
Để giảm bớt chứng táo bón, các bà bầu nên ăn sữa chua và uống nhiều loại nước.
Quan hệ cộng đồng
Nỗi lo lên cân quá nhiều hay chưa lên đủ số cân nặng? Bạn không đơn độc. Hãy trao đổi với các bà mẹ đã từng sinh con. Rồi bạn sẽ thấy an tâm khi mình cũng chỉ nằm trong số đông đó.
Những việc cần lưu tâm
Đây là thời điểm các bà bầu có thể chiều chuộng bản thân bằng một chương trình chăm sóc sắc đẹp nào đó.
Luôn cố gắng duy trì chế độ ăn lành mạnh. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ cao nhất trong 3 tháng cuối.
Những lo lắng thường gặp
Tôi sắp làm mẹ và tôi thường xuyên phải làm việc với máy tính. Vào buổi tối, chân tôi thường sưng nề. Làm thế nào để tránh được tình trạng sưng nề này?
Ngồi ở bất cứ tư thế nào mà quá lâu đều có thể làm chân và mắt cá chân sưng nề, dễ bị chuột rút. Để lưu thông máu được tốt, hãy đi bộ quanh văn phòng sau mỗi 2 tiếng và làm một số động tác co duỗi. Nếu bạn ngồi hay đứng thì hãy duỗi chân, co gập chân để để thư giãn cơ. Khi bạn ngồi, nên luân phiên đổi chân và nên đặt chân lên 1 ghế phụ. Hạn chế vắt chéo chân khi ngồi.
Thai 27 tuần tuổi
Do bé lớn rất nhanh và não bộ cũng cực kỳ phát triển trong giai đoạn này nên dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng.
Sự phát triển của bé
Bé lúc này đã “cao” khoảng 35,6cm; nặng khoảng 760g. Mí mắt đã có thể khép mở. Nếu có thể “ngắm” bé lúc này, bạn sẽ thấy tròng mắt đen láy qua mí mắt đang khép.
Khả năng hưởng ứng với âm thanh sẽ được hoàn thiện vào cuối tháng thứ 7, khi mà các dây thần kinh “dẫn” tới tai hoàn chỉnh.
Bé cũng đã bắt đầu có những hơi thở ngắn dù chỉ thở trong nước, hoàn toàn không có không khí. Đây là một cách luyện tập cho thời điểm chào đời sắp tới.
Sự thay đổi của mẹ
Do bé lớn quá nhanh và não bộ cũng cực kỳ phát triển trong giai đoạn này nên dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng. Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng với nhiều rau quả và ngũ cốc. Ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ gồm bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên vỏ lụa, đậu lăng và nếp cẩm - đây cũng là những thực phẩm giàu vitamin nhóm B và giúp giảm táo bón.
Những lớp học tiền sinh cũng thường được khởi động sau 1 vài tuần nữa nếu bạn chưa từng học. Các lớp học này sẽ cung cấp cho người mẹ những thông tin hữu ích và đầy đủ về quá trình sinh nở và những ngày đầu mới là mẹ. Hãy lưu giữ thông tin này để có thể vận dụng nó ngay khi bạn cần.
Bạn đang tiến gần đến giai đoạn nghỉ ngơi - 3 tháng cuối thai kỳ.
Ở thời điểm này, huyết áp có thể tăng nhẹ nhưng nếu tăng cân nhanh, mắt mờ, tay chân đột ngột sưng phù thì rất có thể bà bầu đang bị tiền sản giật. Hãy gọi điện ngay cho bác sĩ khi thấy những triệu chứng trên. Ngoài ra, cũng đừng chủ quan nếu thấy có những biểu hiện lạ.
Nếu bị nhiễm nấm âm đạo, các bà bầu nên đi kiểm tra. Nếu nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B thì cũng đừng vội lo lắng. Đây là một dạng viêm nhiễm rất thường gặp và sự chăm sóc, chữa trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng cho thai nhi.
Lời khuyên hữu ích
Để thư giãn cơ thể, hãy ngâm chân vào chậu nước ấm. Có thể thêm một vài giọt tinh dầu để tăng thêm sự sảng khoái.
Sinh hoạt cộng đồng
Đồ dùng cho bé sẽ “ngốn” của bạn một khoản tiền kha khá nhưng đau đầu hơn là bạn sẽ “ngợp” trước vô số những lựa chọn. Tuy nhiên, không cần thiết phải sắm đủ mọi thứ theo một bảng khuyến nghị có sẵn nào đó. Hỏi kinh nghiệm từ những bà mẹ từng sinh trước đó sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá.
Những việc cần lưu tâm
Nếu thuộc trường phái ăn chay, cần chú ý bổ sung vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác.
“Rạch” một chút vùng kín trong quá trình chuyển dạ, giúp cho quá trình sinh thường trở nên dễ dàng, kiểm soát được đường rách, tránh phải khâu nhiều, được áp dụng khá phổ biến hiện nay.
Những lo lắng thường gặp
Sinh mổ gồm những bước nào?
Thai 28 tuần tuổi
Thai phụ đã tiến thật gần đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Bé đã thực sự “lớn” và tử cung của mẹ ngày càng trở nên chật chội. Bé có thể mở và nhắm mắt, ngủ và thức và có thể mút mát ngón tay hay ngón chân cái.
Sự phát triển của bé
Mặc dù vẫn còn “non” nhưng phổi thai nhi đã có thể vận hành đúng chức năng với sự giúp sức của y tế trong trường hợp bé “đòi” ra sớm.
Bé nặng khoảng 875g và “cao” khoảng 36,6cm tính từ đầu đến chân.
Thật thú vị là lúc này bé đã biết “mơ mộng”. Một số chuyên gia tin rằng bé bắt đầu ngủ mơ từ tuần thai thứ 28. Các em bé trong bụng mơ về cái gì được nhỉ? Không ai biết cả nhưng rõ ràng não bộ đã “bắn” những tín hiệu cho thấy bé đang mơ. Các nếp gấp trên bề mặt não bộ đã xuất hiện và phát triển không ngừng.
Với những nhịp khá rõ ràng, người mẹ lúc này có thể cảm nhận rõ ràng những tiếng nấc cụt của thai, một hiện tượng rất phổ biến trong giai đoạn này và trong suốt quá trình thai nghén. Bé bị nấc cụt là vì bé thở trong dung dịch nước ối chứ không phải là không khí. Cảm giác của người mẹ khi nghe thấy tiếng nấc của con là ngạc nhiên và kèm chút lo lắng.
Sự thay đổi của mẹ
Cơ thể người mẹ đang “nở” nhanh hơn lúc nào hết. Tử cung thì đã gần chạm tới xương hông và cơ thể thì bắt đầu xuất hiện một số biểu hiện khó chịu như chuột rút, trĩ và giãn tĩnh mạch. Điều an ủi đối với các thai phụ lúc này là các triệu chứng sẽ biến mất ngay sau khi sinh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc người mẹ cho con bú sẽ tác động rất lớn tới thái độ của người cha theo hướng tích cực.
Nếu mang nhóm máu RH(-) thì bạn cần tiêm một mũi kháng D vào tuần này để chống lại sự không tương hợp giữa máu mẹ và máu con. Tiêm 1 mũi nhắc lại khi ở tuần 36.
Lời khuyên hữu ích
Để tăng cường vitamin C cho cơ thể, hãy ăn ổi. Vỏ ổi giàu vitamin C gấp 5 lần so với cam. Hãy thêm 1 quả ổi vào các khẩu phần rau quả hằng ngày.
Những việc cần lưu tâm
Bạn cần chú ý những lời khuyên của bác sĩ nếu định di chuyển bằng phương tiện máy bay trong giai đoạn này.
Làm thế nào để bé chịu “quay đầu”
Những lo lắng thường gặp
Bạn đang muốn thuê một người chăm trẻ. Vậy người đó cần đáp ứng những tiêu chí nào? Dưới đây là một số gợi ý cho bạn :
- Họ đến từ đâu, từ lời giới thiệu tin tưởng của người thân hay bạn bè hay một công ty việc làm?
- Bạn có biết xuất xứ gia đình họ? Họ sống trong thành phố hay ở vùng lân cận?
- Trông họ có khỏe mạnh không? Đừng do dự kiểm tra sức khỏe tổng thể của người chăm trẻ, đặc biệt là về bệnh lao hay các bệnh hô hấp bởi họ sẽ ở nhà bạn và thường xuyên gần gũi với bé.
- Cần thời gian để đào tạo người chăm trẻ cách vệ sinh và giữ an toàn cho bé?
Thai 29 tuần tuổi
Giai đoạn mang thai không còn dài nữa. 3 tháng cuối thai kỳ bắt đầu được tính từ tuần này và sẽ kéo dài cho tới khi bà bầu “khai hoa nở nhụy” (thường là 40 tuần, tối đa 42 tuần).
Sự phát triển của bé
Bé đã có thể mở mắt và quay đầu ra phía có nguồn sáng phát ra liên tục. Các móng tay, chân đang mọc và lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình bé rời khỏi bụng mẹ. Nếu tin rằng mẹ con có thể hiểu nhau ngay từ trong bụng, hãy hát và đọc sách cho bé nghe. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu bạn không muốn vậy - không ai giống ai cả mà.
Vào tuần này, bé nặng gần 1kg và “cao” khoảng 38cm.
Sự thay đổi của mẹ
Bạn đã chính thức bước vào giai đoạn nghỉ ngơi. Giai đoạn thứ 3 của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 29 và kết thúc ở tuần 40 và có thể lâu hơn thế (Đừng lo lắng nhé, tối đa là 42 tuần cơ mà. Nếu sau 42 tuần mà không có dấu hiệu gì thì sẽ được chỉ định sinh). Hầu hết các thai phụ sẽ tăng trung bình là 5kg trong suốt 3 tháng cuối.
Hầu hết các thai phụ sẽ tăng thêm 5kg trong giai đoạn này. Bạn có thể đi khám thường xuyên hơn từ bây giờ và đừng đợi cho tới khi thấy có bất thường nào đó mới nhớ tới bác sĩ.
Thai phụ đang mang cảm giác muốn mang thai mãi mãi vì nghĩ tới quá trình chuyển dạ - sinh nở. Hãy trò chuyện với các bà mẹ đã từng trải qua sinh nở. Nếu định sinh bé ở bệnh viện, hãy tới đó để hiểu rõ hơn về nơi mình sẽ tin cậy gửi gắm. Một lớp học tiền sinh cũng rất tốt cho thai phụ trong thời điểm này. Bạn cũng có thể đọc một số cuốn sách về sinh nở để chuẩn bị tinh thần tốt hơn.
Hãy kiểm tra lại danh sách những thứ bạn cần làm. Bắt đầu nghĩ tới tên của bé và nghĩ về những thay đổi của cuộc sống sau sinh.
Nên đi khám bác sĩ thường xuyên hơn trong những tuần cuối.
Lời khuyên hữu ích
Một số thai phụ nhận thấy nếu kê 1 cái gối ở dưới bụng, vùng dạ dày thì giấc ngủ sẽ trọn vẹn hơn.
Những việc cần lưu tâm
Tiểu cầu là một tế bào bé nhỏ di chuyển khắp cơ thể qua huyết mạch. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc làm đông máu và chống viêm nhiễm.
Mức độ tiểu cầu ở từng người khác nhau nhưng thường trong khoảng 450 - 400 triệu đơn vị/ mỗi mililit máu. Trong quá trình mang thai, lượng tiểu cầu có thể giảm nhẹ và trên 8% thai phụ có lượng tiểu cầu từ 100 - 150 triệu đơn vị/ml máu. Đó là vì cơ thể tăng thêm lượng huyết tương trong quá trình bầu bí, khiến lượng tiểu cầu bị “loãng” bớt. Điều này không làm ảnh hưởng tới chức năng của nó và nó vẫn hoạt động bình thường.
Để biết lượng tiểu cầu trong máu ở mức thấp hay không thì cần phải so sánh với lượng tiểu cầu trong máu ở thời điểm trước khi mang thai. Nếu lượng tiểu cầu quá thấp thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng đông máu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bà bầu có thể bị chảy máu bất thường trong và sau sinh, đặc biệt nếu thai phụ sinh mổ. Tuy nhiên, hiện chưa có chuẩn nào cho thấy lượng tiểu cầu như thế nào là quá thấp và tới ngưỡng đó thì nguy cơ chảy máu không cầm sẽ tăng lên.
Chuẩn bị đồ dùng để vào viện lúc này không còn là quá sớm và chú ý ghi nhớ một số dấu hiệu chuyển dạ.
Những lo lắng thường gặp
Tôi muốn sinh con theo cách tự nhiên. Tôi không thích gây tê màng cứng, gây tê tủy sống hay bất kỳ phương pháp hỗ trợ cần tới thuốc nào khác. Vậy tôi nên làm thế nào?
Nếu là người không ưa dùng thuốc trong cuộc sống hằng ngày thì khi sinh, bạn cũng ít khả năng phải dùng tới chúng. Thực tế là có rất nhiều cách hỗ trợ thai phụ không cần tới thuốc, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dạ ban đầu như:
- Mát xa trong quá trình chuyển dạ
- Học kiểm soát hơi thở
- Học cách thư giãn
Thai 30 tuần tuổi
Đầu của bé ngày càng lớn hơn, sự phát triển của não bộ rất nhanh vào thời điểm này. Gần như tất cả thai nhi đều phản ứng với âm thanh ở tuần thứ 30.
Sự phát triển của bé
Não bộ của bé đang “lớn” rất nhanh và kích thước vòng đầu lúc này cũng tăng trưởng không ngừng để đáp ứng. Nếu là một bé trai, tinh hoàn lúc này đã di chuyển từ gần thận về tới háng. Nếu là một bé gái, âm vật đã “chồi” lên bởi vì 2 môi âm vật chưa đủ lớn để bao phủ. Quá trình này sẽ được hoàn tất một vài tuần trước khi sinh.
Bé lúc này nặng khoảng 1,1kg và cao khoảng 38cm (tính từ đầu đến chân). Đầu của bé ngày càng lớn hơn, sự phát triển của não bộ rất nhanh vào thời điểm này. Gần như tất cả thai nhi đều phản ứng với âm thanh ở tuần thứ 30 này.
Sự thay đổi của mẹ
Dưỡng thai đang ở giai đoạn đỉnh cao. Người mẹ cần rất nhiều protein, vitamin C, axit folic, sắt, và canxi (khoảng 200mg cho sự phát triển khung xương của thai nhi) vì vậy cần ăn nhiều các thực phẩm giàu các dưỡng chất này.
Khung xương này sẽ ngày càng trở nên “cứng cáp” hơn; não bộ, các múi cơ và phổi tiếp tục hoàn thiện. Vì thế người mẹ cần chú ý đảm bảo các khoáng chất và vitamin để thai nhi phát triển tối ưu.
Do cảm giác thèm ăn tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của thai nhi, vì thế hãy cố gắng hạn chế, đừng ăn nhiều loại bánh kẹo và các loại thức ăn nhanh, cố gắng tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn thai nghén.
Luôn đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất sắt, giúp tạo hồng cầu máu cho hệ huyết mạch ở thai nhi. Uống viên sắt bổ sung có thể gây táo bón vì thế một trong những cách bổ sung sắt hiệu quả là ăn nhiều các thực phẩm như thịt nạc, rau lá xanh, ngũ cốc bổ sung sắt cùng với các thực phẩm giàu chất xơ.
Nếu bạn chưa từng tập luyện gì trong suốt các tháng trước đó thì đây là thời điểm tốt để bạn tập luyện các bài tập thư giãn, làm mềm cơ, hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Tại sao bạn không thử tham dự lớp yoga đặc biệt dành cho bà bầu? Nó không chỉ giúp bạn luyện thở mà còn giúp làm mềm các cơ, hỗ trợ rất tốt cho quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, nó giúp bạn tránh bị căng cơ, chuột rút trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Lời khuyên hữu ích
Thời điểm chăm con mọn đã gần kề, hãy tranh thủ nghỉ ngơi, tận hưởng những giây phút này nhé. Hãy đi xem phim, một bữa ăn lãng mạn bên người yêu thương...
Chia sẻ cộng đồng
Nếu bạn có kế hoạch đi làm sau khi sinh bé thì lúc này sẽ có rất nhiều thứ khiến bạn phải bận tâm. Hãy chia sẻ với những bà mẹ đã từng trải qua giai đoạn này để có định hướng cho mình.
Những việc cần lưu tâm
Herpes - Những nguy cơ có thể gặp nếu bị nhiễm bệnh vào giai đoạn cuối thai kỳ?
Hội chứng ống cổ tay là gì?
Những lo lắng thường gặp
Gia đình tôi không muốn tôi mua sắm và trang trí phòng bé trước khi bé chào đời - Họ cho rằng làm như vậy là một điềm gở. Tôi thì không muốn làm mọi việc vào phút chót. Vậy tôi phải làm gì?
Quan niệm của gia đình bạn xuất phát từ một niềm tin cổ xưa rằng việc mua sắm chuẩn bị trước là điểm báo người mẹ mong mỏi nhìn thấy đứa con ngay. Tuy nhiên, ngày nay mọi sự đã khác, quan niệm đó được xếp vào diện “mê tính dị đoan”.
Nhưng trong trường hợp gia đình bạn nhất quyết phản đối thì hãy lên danh sách và “ngắm” cửa hàng sẽ mua đồ cho bé. Sau đó hãy chọn một người sẽ chịu trách nhiệm mua sắm mọi thứ bạn đã giao phó.
Thai 31 tuần tuổi
Trong khi cân nặng đang tăng nhanh thì chiều cao của bé phát triển chậm hơn.
Sự phát triển của bé
Từ giờ cho tới khi chào đời, bé sẽ lên cân rất nhanh trong khi phát triển chiều cao lại chậm hơn.
Lúc này bé cao khoảng 40cm tính từ đỉnh đầu đến chân. 2 lá phổi và hệ tiêu hoá đã gần như hoàn thiện. Bé có thể nhắm, mở mắt và có thể nhìn thấy xung quanh, phân biệt được ánh sáng mờ và bị hấp dẫn bởi nguồn sáng.
Nếu chiếu ánh sáng vào vùng dạ dày người mẹ, đầu bé sẽ chuyển động về phía có ánh sáng hoặc di chuyển để sờ vào vùng ánh sáng. Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng chiếu ánh sáng vào vùng dạ dày người mẹ sẽ giúp thị lực của bé phát triển nhưng dù có thế nào, thị lực của trẻ sơ sinh cũng chỉ có thể nhìn xa 20 - 30cm. Thị lực của bé chỉ phát triển hoàn toàn sau tuổi 7 - 9.
Khoảng 1 lít nước ối đang bao bọc quanh bé nhưng thể tích này sẽ giảm dần khi bé ngày 1 lớn hơn và tử cung sẽ ngày một chật chội đối với bé.
Sự thay đổi của mẹ
Thai phụ lên cân nhanh hơn 1 chút trong tháng này, khoảgn 1,4 - 1,8kg; tính trung bình lên 450g/tuần trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng đạt đỉnh cao trong 3 tháng cuối.
Nếu thấy khó thở thì đừng lo lắng. Đó không phải là do thiếu dưỡng khí mà chỉ là do tử cung đang chèn vào cơ hoành. Vào thời điểm khoảng 34 tuần thai (hay trước khi chuyển dạ), đầu của bé sẽ hướng xuống dưới để sẵn sàng "chui ra". Khi đó, việc ăn uống và hít thở sẽ dễ dàng hơn.
Thời điểm này vẫn chưa phải là quá muộn nếu muốn tránh xa khói thuốc lá vì bé sẽ được tăng cường ôxy ngay khi bạn bỏ thuốc. Đồng thời hãy cố gắng khuyến khích những người bạn thường tiếp xúc bỏ thuốc, điều này cũng hữu ích như chính khi thai phụ không hút thuốc lá vậy. Nhiều nghiên cứu cho thấy những rẻ có nguy cơ đột tử cao là con của các bà mẹ hút thuốc hay thai phụ sống trong môi trường nhiều khói thuốc lá.
Để ngủ ngon trong 3 tháng cuối thai kỳ thật không đơn giản. Khi áp lực tử cung tăng lên, mọi vận động đều khó khăn hơn, chưa kể áp lực lên bàng quang khiến bạn có nhu cầu tiểu tiện liên tục. Những giấc mơ cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của thai phụ, giúp bạn ngủ ngon hơn hay đột ngột tỉnh giấc. Đừng quên kể cho người bạn đời nghe về những giấc mơ của mình.
Lời khuyên hữu ích
Xoa bóp chân với dầu ôliu và để chân lên cao 20 phút sẽ giúp giảm chứng giãn tĩnh mạch chân.
Những việc cần lưu tâm
Tại sao lại dễ bị giãn tĩnh mạch chân khi bầu bí?
Quan tâm tới các cơn gò Braxton Hicks sẽ giúp bạn phân biệt được chúng với các dấu hiệu chuyển dạ thực sự.
Xử trí với chứng chuột rút.
Những lo lắng thường gặp
Tôi thực sự rất mong chờ ngày bé chào đời nhưng cũng lo lắng về trách nhiệm làm mẹ. Tôi có thể làm gì để trở thành một người mẹ tuyệt vời?
Xin chia sẻ với bạn tâm trạng này và không ai khác, chính bạn bè và người thân sẽ là những người giúp đỡ bạn rất nhiều trong những tuần đầu tiên làm mẹ.
Một trong những việc mọi người có thể làm khi bạn vừa sinh là hạn chế tối thiểu khách tới thăm, nghe điện thoại giúp bạn… để sản phụ được nghỉ ngơi hoàn toàn sau sinh.
Nếu sinh mổ, sản phụ sẽ cần nhiều sự chăm sóc hơn cho đến khi vết mổ lên da non.
Trên tất cả hãy để bé hiểu rằng bạn luôn bên bé. Ôm ắp, tắm rửa, cho bé bú… sẽ giúp thắt chặt tình mẫu tử. Hãy hướng dẫn người bạn đời để họ gần gũi với bé hơn, mở đầu cho một gia đình hạnh phúc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể có những lo lắng như không biết khi nào thì nên thay tã? Khi nào có thể tắm cho bé?
Thai 32 tuần tuổi
Thai nhi lúc này ít “nghịch ngợm” hơn bởi bé đang nghĩ cách chui ra khỏi bụng người mẹ và không thể nhào lộn nhiều như trước. Thai nhi có thể lắc đầu, các cơ quan nội tạng tiếp tục hoàn thiện và lớp mỡ dưới da cũng bắt đầu phát triển.
Sự phát triển của bé
Tay, chân và cơ thể bé tiếp tục lớn lên cho tương xứng với vòng đầu. Bé lúc này nặng khoảng 1,5kg và trông ngày càng giống với thời điểm chào đời. Nếu đo từ đỉnh đầu đến gót chân thì bé sẽ “dài” khoảng 41cm.
Lưu ý là bé không thể “hiếu động” như trước. Đừng lo lắng, bé đang suy nghĩ để tìm đường ra khỏi bụng mẹ đấy. Chỉ cần có cảm giác bụng mình đang uốn lượn ngoằn nghèo là có thể yên tâm rằng bé đang khỏe.
Bé cũng đang nỗ lực rất nhiều để mau lớn đấy. Bạn có thể hy vọng bé sẽ lên thêm ít nhất là 900g trước khi bé chào đời.
Các cơ quan nội tạng trong cơ thể bé đang tiếp tục hoàn thiện và bé đã có thể “tè dầm” - đấy là bé đang rèn luyện, sẵn sàng cho thời điểm sau khi chào đời.
Điều vô cùng thú vị là từ tháng thứ 8, thai nhi đã có thể ngủ mơ.
Sự thay đổi của mẹ
Thai phụ sẽ lên từ 1,3 - 1,8kg trong tháng này. Tăng khoảng 450g/tuần là hoàn toàn bình thường trong 3 tháng cuối thai kỳ vì bé đang vào giai đoạn tăng trưởng gấp rút mà.
Cho đến khi thai nhi “lọt” thẳng vào khung chậu (khoảng 37 tuần) thì lúc này các thai phụ thường có cảm giác khó thở, cứ như thể là thiếu dưỡng khí vậy. Đấy là vì thai nhi đã gây áp lực lên cơ hoành, cơ phẳng lớn có tác dụng hỗ trợ cho phổi. Hãy thư giãn, cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Nghỉ ngơi cũng giúp thai nhi lớn nhanh hơn trong những ngày cuối.
Bạn có cảm giác đau lưng? Hãy quỳ gối trong tư thế bò, lưng thẳng để thai nhi rời khỏi lưng mẹ, lưng sẽ bớt đau rất nhiều. Tuyệt đối không mang vác nặng vì có thể ảnh hưởng tới các dây chằng.
Các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn dùng loại áo đỡ lưng khi cảm thấy lưng đau không chịu nổi. Nhiều phụ nữ đau lưng trong suốt thời gian mang thai, số khác dây chằng hông bị giãn khiến cho các khớp xương hông không thể làm việc như bình thường. Và hội chứng này được gọi là Rối loạn màng dính xương mu (SPD) và nó thường rất đau.
Nếu thai phụ và gia đình cảm thấy lo lắng vào những ngày này thì có thể tham dự một lớp tiền sinh cũng như lớp luyện thở.
Lời khuyên hữu ích
Khi chuyển dạ, để giảm đau, hãy tập trung vào 1 tiêu điểm nào đó như: 1 bức tranh treo trên tường hay một cái gì đó trên trần nhà... miễn là nó giúp bạn thư giãn và bạn sẽ chợt quên mất là mình đang bị đau.
Chia sẻ cộng đồng
Nên dùng loại vải nào để làm tã cho bé? Lựa chọn đúng đắn nhất là hỏi chính các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.
Những việc cần lưu tâm
Cân bằng giữa công việc và chăm sóc thai kỳ là việc không hề đơn giản. Hãy học hỏi kinh nghiệm của những người đã sinh con.
Nếu lần đầu từng sinh sớm thì lần thứ 2 có như vậy không?
Tìm hiểu kỹ hơn về sinh mổ để chuẩn bị tinh thần trong trường hợp chỉ định.
Những lo lắng thường gặp
Trong lần khám thai định kỳ mới đây nhất, bác sĩ nói rằng huyết áp của tôi hơi cao nhưng chưa đến mức lo ngại. Tuy nhiên, tôi vẫn rất lo lắng. Tôi cần phải làm gì để tốt nhất cho tôi và cho em bé trong bụng?
Huyết áp thường được kiểm tra định kỳ. Huyết áp tăng là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu huyết áp của bạn tăng nhẹ trong 1 lần nào đó thì đúng là không nên quá lo lắng. Sự căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày, ví như chờ đợi quá lâu để vào khám cũng có thể làm huyết áp tăng nhẹ và nó sẽ biến mất khi bạn nghỉ ngơi.
Thai 33 tuần tuổi
Nếu là bé trai, tinh hoàn đã về đến bìu. Thỉnh thoảng, 1 hoặc cả 2 tinh hoàn không về đúng vị trí ngay cả khi bé đã chào đời. Nếu vậy thì cũng đừng lo lắng. Hiện tượng tinh hoàn ẩn thường tự hết trước khi bé được 1 tuổi.
Sự phát triển của bé
Bé lúc này có cân nặng xấp xỉ 1,7 kilo và cao khoảng 42cm tính từ đầu đến ngón chân. Mặc dù phổi bé chưa hoàn thiện hẳn nhưng bé đã có thể hít 1 chút nước ối để luyện tập cho 2 lá phổi và học cách thở.
Một số bé đã có hẳn một mái tóc thực sự, trong khi số khác chỉ lơ thơ vài ngọn. Những bé khi chào đời tóc đen láy không có nghĩa rằng sau này tóc sẽ dày mà thường những đứa trẻ tốt tóc khi bé lại có mái tóc mỏng mảnh hơn khi trưởng thành.
Nếu là bé trai, 2 tinh hoàn đã rời bụng, lên đường tới vùng bìu. Tuy nhiên, đôi khi, một hoặc cả 2 tinh hoàn lại không về đúng vị trí dù bé đã chào đời. 2/3 những cậu bé bị ẩn tinh hoàn khi sinh sẽ tự hết bệnh trước khi đầy tuổi thôi nôi.
Sự thay đổi của mẹ
Thai phụ lúc này đang tăng khoảng 450g/tuần thậm chí nhiều hơn và khoảng một nửa trong đó là vào bé. Vì thai nhi cũng đang cần phải tăng tốc (gấp đôi trong 7 tuần cuối) để đủ tiêu chuẩn khi chào đời. Vì thế, nhu cầu dinh dưỡng lúc này rất quan trọng.
Lượng mỡ đang được bồi đắp hằng ngày, bé trong có da có thịt, đáng yêu và khỏe mạnh hơn.
Thật khó ngủ khi ông xã nằm cùng mà không làm được gì. Nếu nghĩ rằng “yêu” trong những tháng cuối sẽ gây hại cho bé thì hãy ngừng ngay. Hầu hết các thai phụ đều có thể “yêu” đến tận khi có dấu hiệu chuyển dạ và thậm chí là “chuyện ấy” còn là một trong những yếu tố thúc bé ra đời nếu đến ngày mà bé chưa chịu ra.
Ưu tiên hàng đầu
Lúc này, các bác sĩ sẽ khuyên thai phụ nên nghỉ ngơi tại nhà (không làm việc) để sẵn sàng cho giai đoạn chuyển dạ có thể diễn ra bất kỳ lúc nào.
Lời khuyên hữu ích: Bình tĩnh trước các cơn gò
“Tôi bị các cơn gò Braxton Hicks khi thai mới được 26 tuần tuổi. Bác sĩ khuyên tôi nên đi vệ sinh khi thấy xuất hiện cơn gò và uống nhiều nước. Mẹo này rất có hiệu quả, tôi hoàn toàn kiểm soát được các cơn gò này”, một bà bầu chia sẻ.
Những điều cần lưu tâm
Tiểu đường thai kỳ - Các bước kiểm soát bệnh.
Bé “nghịch” trong bụng như thế nào?
Những lo lắng thường gặp
Nhiều người nói rằng cho con bú là phương pháp tránh thai tốt nhất và tôi không cần phải lo lắng trong thời kỳ nuôi con mọn. Điều này có đúng?
Một số phụ nữ có khả năng thụ thai chỉ vài tuần ngay sau khi sinh - vì vậy đừng quá tin tưởng vào biện pháp tránh thai tự nhiên này trừ khi bạn muốn đẻ luôn 1 thể.
Cho con bú không phải là biện pháp tránh thai thực sự đáng tin cậy. Nếu không chắc chắn về biện pháp tránh thai sau sinh, hãy trao đổi với bác sĩ ngay từ bây giờ.
Thai 34 tuần tuổi
Quá trình tăng trưởng tiếp tục đạt đỉnh cao: vào cuối tuần này, bé có thể sẽ dài tới 43,7cm (tính từ đầu tới chân). Vào lúc này, bé đã ở tư thế “trồng cây chuối” và sẽ còn có thể tiếp tục thay đổi tư thế.
Sự phát triển của bé
Bé lúc này nặng khoảng 2 cân, cao khoảng 44cm. Bé đã sẵn sàng để chui ra ngoài - đầu bé đã chúc xuống dưới.
Các bác sĩ sẽ bắt đầu lưu ý đến vị trí bé nằm trong những tuần sắp tới vì một số bé có thể quay 180o (đầu lại quay lên trên) bất cứ lúc nào trong giai đoạn này.
Sọ não của thai nhi vẫn chưa có sự gắn kết, các mảnh xương sọ vẫn rời nhau... để bé có thể “lọt” qua cổ tử cung chật hẹp. Nhưng các phần xương khác trong cơ thể đang ngày càng cứng cáp. Làn da của bé cũng bớt đỏ và ít nhăn nheo hơn.
Sự thay đổi của người mẹ
Nếu lần đầu tiên làm mẹ, đầu của bé có thể đã lọt xuống hố chậu và thúc vào tử cung. Nếu là lần mang thai tiếp theo thì điều này có thể chỉ xảy ra 1 tuần trước khi chuyển dạ và đôi khi chỉ xảy ra cho tới khi bắt đầu chuyển dạ.
Bạn lưu ý rằng chân, tay, mặt và mắt cá chân có thể hơi phù nề. Đây là tình trạng giữ nước của cơ thể và nó thường sẽ tồi tệ hơn khi thời tiết ấm và vào cuối ngày.
Thật kỳ lạ là việc uống nước thường xuyên, đều đặn sẽ giúp giảm phù nề. Cơ thể, đặc biệt là thận, và thai nhi cần rất nhiều nước vì thế nên uống thật nhiều.
Tuy nhiên, nếu thấy tay hay mặt phù, sưng húp thì nên gọi cho bác sĩ ngay, có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Kế hoạch ưu tiên
Hãy làm cho cuộc sống trở nên đơn giản. Hãy “kiểm kê” lại mọi thứ trước khi đi mua sắm. “Nhắm” xem ai sẽ là người nấu nướng cho bạn trong những tuần đầu sau sinh.
Luôn mang theo số điện thoại của người thân, bác sĩ, hàng xóm và cả bệnh viện nơi bạn sinh.
Sắp xếp công việc để chăm sóc bé lớn trong khi mẹ đang bận với bé vừa sinh. Vật nuôi sẽ tiếp tục ở lại hay gửi nhà ai đó?
Vấn đề tài chính cũng cần được lưu ý lúc này để khi sinh song, sản phụ không phải lo lắng nhiều.
Lời khuyên hữu ích
“Khi tôi cảm thấy buồn chán, tôi nằm xuống và xoa bụng. Và rồi, bé bắt đầu hưởng ứng. Tôi cảm thấy phấn chấn hẳn lên vì tôi có thể cảm nhận sự hiện diện của bé”, một thai phụ chia sẻ.
Những việc cần lưu tâm
Hai bầu ngực của thai phụ đã bắt đầu tiết sữa? Xử trí như thế nào với tình trạng rỉ sữa non khi đang mang thai?
Tại sao cần phải rạch tầng sinh môn và làm gì để khỏi bị được.
Thai 35 tuần tuổi
Nếu lo lắng về khả năng sinh sớm thì hãy tự tin lên nhé vì hầu hết trẻ chào đời sau 35 tuần tuổi đều khỏe mạnh. Phổi của bé lúc này đã hoàn thiện, sẵn sàng cho quá trình chào đời và nếu có bất kỳ vấn đề gì cũng rất dễ điều trị.
Sự phát triển của bé
Bé lúc này nặng khoảng 2,2kg và “cao” khoảng 45cm. Mỡ đang được bồi đắp dưới da để giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ.
Nếu bạn chưa từng nói chuyện với bé thì đây là thời điểm bắt đầu - ở tuần thứ 35 khả năng nghe của bé đã phát triển đầy đủ. Một số bằng chứng cho thấy trẻ mới sinh sẽ chú ý hơn với những âm thanh ở tần số cao.
Đừng quá căng thẳng về nguy cơ sinh non nữa nhé. Bởi 99% trẻ sinh ra từ tuần thứ 35 trở đi đều khỏe mạnh và không gặp vấn đề gì lớn. Mặc dù hệ thần kinh trung ương của bé vẫn còn đang tiếp tục hoàn thiện nhưng phổi thì đã phát triển đầy đủ, sẵn sàng cho quá trình hít thở không khí thay vì trong môi trường nước ối.
Sự thay đổi của mẹ
Cảm giác râm ran và tê dần dần ở xương chậu có thể xuất hiện - đó là do áp lực của thai nhi lên các dây thần kinh ở khu vực này. Cảm giác này sẽ giảm dần khi bé chào đời. Hãy thư giãn, nghỉ ngơi và tham gia các lớp học cách mát xa. Nếu cảm thấy ngày càng khó chịu thì cần trao đổi với bác sĩ.
Kế hoạch hàng đầu
Ngày trọng đại chỉ còn đúng 1 tháng nữa. Nếu dự định sinh bé ở bệnh viện thì đây là thời điểm thích hợp để làm 1 “tour” tham quan bệnh viện nơi bạn dự sinh và tìm hiểu về quá trình chuyển dạ trước khi sinh.
Chuẩn bị đồ dùng sẵn sàng để vào viện.
Lời khuyên hữu ích
“Vào những ngày cuối của giai đoạn thai kỳ, trở mình trên giường thực sự là một cơn ác mộng đối với tôi. Tôi đã thử mặc 1 bộ quần áo ngủ rộng rãi chất vải satin và kết quả là cảm thấy việc thay đổi tư thế trở nên dễ dàng hơn”, một bà bầu chia sẻ.
Quan hệ cộng đồng
Hãy gọi điện cho tất cả các bà mẹ đang nuôi con nhỏ trong giai đoạn đầu mà bạn biết để hiểu thêm về quá trình chuyển dạ và sinh nở sẽ như thế nào; giải quyết mọi lo lắng với đứa con mới sinh như thế nào...
Những việc cần lưu tâm
Có thể cho con bú nếu núm vú bị tụt vào trong?
Nguy cơ bị herpes trong quá trình mang thai.
Những lo lắng thường gặp
Tôi đang có kế hoạch dọn dẹp, sắp xếp lại ngôi nhà trước khi bé chào đời. Có những lưu ý nào cần ghi nhớ khi sắp chuyển dạ không?
Hãy kiểm tra danh sách những đồ bạn định mang vào viện, những gì cần sắm cho bé.
Nếu quyết định sinh ở bệnh viện thì cần phải kiểm tra tuyến đường sẽ đi, xem tới bệnh viện mất bao nhiêu lâu, có thể bị tắc đường không? Tốt nhất nên hỏi bác sĩ thời điểm nào vào viện là tốt nhất và lựa chọn một bệnh viện gần nhà. Ai sẽ là người đưa bạn tới bệnh viện, nếu người chồng quá căng thẳng thì hãy gọi taxi thay vì để chồng lái xe.
Nhà cửa thì nên thu xếp gọn gàng, sạch sẽ sao cho ít muỗi, kiến và các loại côn trùng có thể “tiếp cận” với bé nhất. Nếu dùng các loại thuốc xịt diệt côn trùng thì nên thực hiện khi nhà không có người và chỉ quay trở lại sau thời điểm phun thuốc là vài giờ.
Thu Trang
Theo Dân Trí
Theo Dân Trí
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.