Mặc dù dịch vẫn chưa đến Việt Nam, thế nhưng mọi người cũng nên có những hiểu biết nhất định về bệnh, nhất là khi một số nước láng giềng đã xuất hiện những bệnh nhân đầu tiên.
Lây lan với một tốc độ nhanh chóng sau khi phát hiện trường hợp đầu tiên, tính đến nay, cúm A/H1N1 đã "đặt chân" xuống hơn 30 quốc gia kéo theo hơn 5000 người mắc bệnh, 64 trong số đó tử vong. Hiện, căn bệnh này cũng đã "có mặt" ở các quốc gia liền kề với nước ta như Thái Lan, Trung Quốc... Chính vì những lý do đó mà ngày hôm qua , Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khỏe TP HCM đã tổ chức một buổi nói chuyện về dịch cúm này với mục đích cung cấp cho người dân những kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân và gia đình.
Người đứng ra chủ trì buổi nói chuyện là Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Tịnh Hiền đến từ Bệnh viện Nhiệt đới. Buổi nói chuỵện này đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của người dân, từ giới sinh viên cho đến những bậc hưu trí.
Vi rút cúm A/H1N1 lây lan như thế nào?
Cúm A/H1N1 là bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Loại vi rút này có thể lan truyền từ người này sang người khác do ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, với khả năng tồn tại từ 2 - 8 tiếng đồng hồ sau khi bám vào các bề mặt mà A/H1N1 có thể lây lan khi một người bình thường vô tình chạm tay vào bề mặt đó và có những hành động như xoa mũi, che mặt... Ăn thịt heo được nấu chín sẽ không bị mắc bệnh.
Triệu chứng?
Căn bệnh này cũng có những triệu chứng như cúm thông thường là sốt, đau cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ... Ngoài ra, phần lớn người bệnh còn có những biểu hiện khác như đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Khi bệnh trở nặng, bệnh nhân sẽ: thở nhanh (người lớn trên 30 lần/phút), có cảm giác hụt hơi, chóng mặt đột ngột, tím môi hay đầu chi, lơ mơ...
Phương pháp điều trị
Hiện, có hai loại thuốc đề điều rị vi rút cúm A nói chung là Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir (Relenza), trong đó, Tamiflu là thuốc ống còn Relenza là thuốc hít. Để có hiệu quả cần điều trị sớm trong vòng 24 giờ đầu sau khi xuất hiện triệu chứng.
Cách phòng tránh
Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được một loại vắc xin để có thể phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp hạn chế lây lan như sau :
- Tránh không tiếp xúc với người bệnh.
- Khi bị sốt, nên tránh tiếp xúc với càng nhiều người càng tốt.
- Khi ho, nên che miệng bằng khăn giấy, sau đó bỏ vào sọt rác và rửa tay. Có thể ho vào tay áo nếu không có giấy.
- Rửa tay với xà phòng thường xuyên, nhất là sau khi ho.
Trên đây là những vấn đề chính mà Bác sĩ Hiền đã đề cập đến trong buổi nói chuyện. Ngoài ra, Bác sĩ cũng nhắc nhở mọi người nên thường xuyên đi khám tại các cơ sở y tế trong vòng 7 ngày kể từ sau khi rời khỏi những đất nước đang có dịch. Lý do là vì sau 7 ngày, bệnh mới bắt đầu biểu hiện triệu chứng trong trường hợp bị nhiễm virut.
Lây lan với một tốc độ nhanh chóng sau khi phát hiện trường hợp đầu tiên, tính đến nay, cúm A/H1N1 đã "đặt chân" xuống hơn 30 quốc gia kéo theo hơn 5000 người mắc bệnh, 64 trong số đó tử vong. Hiện, căn bệnh này cũng đã "có mặt" ở các quốc gia liền kề với nước ta như Thái Lan, Trung Quốc... Chính vì những lý do đó mà ngày hôm qua , Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khỏe TP HCM đã tổ chức một buổi nói chuyện về dịch cúm này với mục đích cung cấp cho người dân những kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân và gia đình.
Người đứng ra chủ trì buổi nói chuyện là Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Tịnh Hiền đến từ Bệnh viện Nhiệt đới. Buổi nói chuỵện này đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của người dân, từ giới sinh viên cho đến những bậc hưu trí.
Vi rút cúm A/H1N1 lây lan như thế nào?
Cúm A/H1N1 là bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Loại vi rút này có thể lan truyền từ người này sang người khác do ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, với khả năng tồn tại từ 2 - 8 tiếng đồng hồ sau khi bám vào các bề mặt mà A/H1N1 có thể lây lan khi một người bình thường vô tình chạm tay vào bề mặt đó và có những hành động như xoa mũi, che mặt... Ăn thịt heo được nấu chín sẽ không bị mắc bệnh.
Triệu chứng?
Căn bệnh này cũng có những triệu chứng như cúm thông thường là sốt, đau cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ... Ngoài ra, phần lớn người bệnh còn có những biểu hiện khác như đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Khi bệnh trở nặng, bệnh nhân sẽ: thở nhanh (người lớn trên 30 lần/phút), có cảm giác hụt hơi, chóng mặt đột ngột, tím môi hay đầu chi, lơ mơ...
Phương pháp điều trị
Hiện, có hai loại thuốc đề điều rị vi rút cúm A nói chung là Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir (Relenza), trong đó, Tamiflu là thuốc ống còn Relenza là thuốc hít. Để có hiệu quả cần điều trị sớm trong vòng 24 giờ đầu sau khi xuất hiện triệu chứng.
Cách phòng tránh
Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được một loại vắc xin để có thể phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp hạn chế lây lan như sau :
- Tránh không tiếp xúc với người bệnh.
- Khi bị sốt, nên tránh tiếp xúc với càng nhiều người càng tốt.
- Khi ho, nên che miệng bằng khăn giấy, sau đó bỏ vào sọt rác và rửa tay. Có thể ho vào tay áo nếu không có giấy.
- Rửa tay với xà phòng thường xuyên, nhất là sau khi ho.
Trên đây là những vấn đề chính mà Bác sĩ Hiền đã đề cập đến trong buổi nói chuyện. Ngoài ra, Bác sĩ cũng nhắc nhở mọi người nên thường xuyên đi khám tại các cơ sở y tế trong vòng 7 ngày kể từ sau khi rời khỏi những đất nước đang có dịch. Lý do là vì sau 7 ngày, bệnh mới bắt đầu biểu hiện triệu chứng trong trường hợp bị nhiễm virut.
Phạm Linh
Theo aFamily
Theo aFamily
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.