Trong thời gian mang thai và sau khi sinh nở, hoạt động của các cơ quan và sự chuyển hóa các chất trong cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi và rõ rệt nhất là những biến đổi về nội tiết. Đó là nguyên nhân khiến các bà mẹ dễ bị dị ứng và tình trạng dị ứng thậm chí đến mức nghiêm trọng. Các chứng dị ứng thường gặp gồm :
Mẩn ngứa : Nhiều phụ nữ bị mẩn ngứa ngoài da suốt từ khi thụ thai đến lúc sinh xong. Tình trạng này không chỉ làm bệnh nhân khó chịu, bực dọc mà còn có thể gây nhiễm khuẩn da (do gãi đến sây sát và nhiễm trùng), dẫn đến nhiễm khuẩn các cơ quan phủ tạng khác trong cơ thể.
Nôn : Bản chất bào thai và sự trao đổi chất giữa mẹ và con qua hệ thống rau thai có thể là một yếu tố gây dị ứng điển hình, vì trong bào thai có các protein lạ đối với cơ thể người mẹ (protein đó có nguồn gốc từ người bố, được tinh trùng mang đến khi thụ tinh). Một số ít phụ nữ khi mới có thai bị nôn mửa rất nặng, đến mức gầy sút, chỉ còn da bọc xương, mạch nhanh, máu bị nhiễm axit rất nặng, có thể tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Nếu việc điều trị nội khoa không có kết quả, bác sĩ phải phá thai để cứu mẹ thì ngay sau khi phá thai, bà mẹ lập tức ngừng nôn mửa và trở lại bình thường.
Tiêu chảy : Sau một thời gian dài kiêng khem quá mức, một số sản phụ tự cho phép mình ăn một lúc quá nhiều thức ăn khoái khẩu, điều đó có thể dẫn đến nguy cơ bị tiêu chảy nặng. Trong nhiều năm sau đó, thậm chí suốt cuộc đời, hễ cứ ăn lại thức ăn đó là họ lại bị tiêu chảy.
Ở những người từng bị dị ứng trước khi có thai, việc mang bầu có thể khiến tình trạng dị ứng nặng thêm hoặc nhẹ đi. Một khảo sát được thực hiện ở những thai phụ đã từng bị hen cho thấy, trong 1/3 trường hợp, bệnh hen được cải thiện; số trường hợp bệnh nặng thêm cũng chiếm tỷ lệ tương tự.
Những hiểu biết của khoa học về dị ứng hiện vẫn chưa đầy đủ nên việc điều trị tận gốc đối với chứng bệnh này có hiệu quả thấp. Hầu hết các thuốc chống dị ứng là hóa chất kháng histamin (sản phẩm do cơ thể sinh ra khi bị dị ứng), chống chỉ định hoặc phải thận trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, khi bị dị ứng, thai phụ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng, xét nghiệm và hỏi han cặn kẽ những thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ quyết định có cho dùng thuốc hay không; nếu có thì nên chọn loại thuốc nào để ít gây nguy hại cho người mẹ và thai nhi.
Mẩn ngứa : Nhiều phụ nữ bị mẩn ngứa ngoài da suốt từ khi thụ thai đến lúc sinh xong. Tình trạng này không chỉ làm bệnh nhân khó chịu, bực dọc mà còn có thể gây nhiễm khuẩn da (do gãi đến sây sát và nhiễm trùng), dẫn đến nhiễm khuẩn các cơ quan phủ tạng khác trong cơ thể.
Nôn : Bản chất bào thai và sự trao đổi chất giữa mẹ và con qua hệ thống rau thai có thể là một yếu tố gây dị ứng điển hình, vì trong bào thai có các protein lạ đối với cơ thể người mẹ (protein đó có nguồn gốc từ người bố, được tinh trùng mang đến khi thụ tinh). Một số ít phụ nữ khi mới có thai bị nôn mửa rất nặng, đến mức gầy sút, chỉ còn da bọc xương, mạch nhanh, máu bị nhiễm axit rất nặng, có thể tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Nếu việc điều trị nội khoa không có kết quả, bác sĩ phải phá thai để cứu mẹ thì ngay sau khi phá thai, bà mẹ lập tức ngừng nôn mửa và trở lại bình thường.
Tiêu chảy : Sau một thời gian dài kiêng khem quá mức, một số sản phụ tự cho phép mình ăn một lúc quá nhiều thức ăn khoái khẩu, điều đó có thể dẫn đến nguy cơ bị tiêu chảy nặng. Trong nhiều năm sau đó, thậm chí suốt cuộc đời, hễ cứ ăn lại thức ăn đó là họ lại bị tiêu chảy.
Ở những người từng bị dị ứng trước khi có thai, việc mang bầu có thể khiến tình trạng dị ứng nặng thêm hoặc nhẹ đi. Một khảo sát được thực hiện ở những thai phụ đã từng bị hen cho thấy, trong 1/3 trường hợp, bệnh hen được cải thiện; số trường hợp bệnh nặng thêm cũng chiếm tỷ lệ tương tự.
Những hiểu biết của khoa học về dị ứng hiện vẫn chưa đầy đủ nên việc điều trị tận gốc đối với chứng bệnh này có hiệu quả thấp. Hầu hết các thuốc chống dị ứng là hóa chất kháng histamin (sản phẩm do cơ thể sinh ra khi bị dị ứng), chống chỉ định hoặc phải thận trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, khi bị dị ứng, thai phụ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng, xét nghiệm và hỏi han cặn kẽ những thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ quyết định có cho dùng thuốc hay không; nếu có thì nên chọn loại thuốc nào để ít gây nguy hại cho người mẹ và thai nhi.
BS. Trần Thị Mai Phương
Theo Sức khỏe Đời sống
Theo Sức khỏe Đời sống
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.