Khi đặt ra quy định, bạn đưa ra cả hậu quả khi không tuân thủ. Vài ngày đầu, bạn có thể nhắc nhở và tạo cho trẻ cơ hội để sửa sai. Nhưng về sau, nếu trẻ không thực hiện đúng quy định thì nhất quyết phải chịu phạt như đã hứa.
Nếu gia đình bạn không có những quy định rõ ràng, có thể khiến trẻ cảm thấy không chắc chắn và lo lắng. Điều này sẽ khó khăn hơn cho bé khi phải học cách để cân bằng giữa những gì chúng muốn và việc tôn trọng những nhu cầu của người khác.
Việc đặt ra một số quy tắc trong gia đình sẽ giúp bé biết được đâu là giới hạn và cha mẹ kỳ vọng điều gì. Trang Raisingnetwork đưa ra cho bạn một số lưu ý sau:
- Danh sách quy định càng ít và rõ ràng thì sẽ hiệu quả hơn một danh sách những quy tắc dài thườn thượt. Càng có nhiều quy định thì trẻ sẽ càng khó học và nhớ chúng. Và bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để dạy con và ép con vào quy củ.
- Bạn cũng cần lưu ý có một số quy tắc bạn có thể áp dụng trong mọi tình huống, ở bất kỳ đâu như giữ lịch sự hay không đánh nhau. Nhưng một vài quy định có thể dành cho tất cả các thành viên trong nhà, trong khi một số chỉ dành cho trẻ.
Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian để đặt ra một số quy tắc với những tình huống cụ thể. Đó có thể là những quy định khi ngồi trên xe ô tô, đến thăm nhà của một ai đó, sử dụng máy tính...
- Đưa ra quy định là trách nhiệm của cha mẹ, tuy nhiên sẽ trẻ rất thích khi được tham gia việc đặt ra các quy định. Việc này sẽ giúp trẻ hiểu những quy tắc này là gì và tại sao lại cần phải có. Bạn hãy viết những quy định này và dán ở một vị trí dễ thấy trong nhà để thành viên nào trong gia đình cũng thấy.
Khi trẻ chưa biết đọc, bạn có thể vẽ những bức tranh minh họa các quy định và sau đó dán ở một vị trí trẻ dễ thấy. Trong khi làm việc này, bạn có thể để bé tham gia cùng, đây là cơ hội để bé biết về các quy tắc này.
Được 3 tuổi, trẻ đã có thể cùng bạn thảo luận về những quy định trong nhà. Càng lớn trẻ lại càng có thể tham gia nhiều hơn, những quy định nào cần có và trẻ sẽ chịu hậu quả như thế nào nếu phá vỡ.
- Những quy định trong gia đình sẽ thay đổi khi trẻ lớn hơn. Chẳng hạn, khi bé càng lớn những quy định về sự riêng tư sẽ trở nên quan trọng hơn. Bạn hãy thường xuyên để ý những quy định và thay đổi khi cần thiết.
- Khi đặt ra những quy định, bạn cần nghiêm túc thực hiện chúng. Khi bạn đã đưa ra một quy định, thì bạn cũng sẽ đề ra hậu quả phải chịu khi không tuân thủ quy định. Một vài ngày đầu, bạn có thể chỉ cần nhắc nhở con và tạo cho trẻ cơ hội để sửa sai. Nhưng về sau, nếu trẻ không thực hiện đúng như đã quy định thì nhất định phải chịu phạt như đã đề ra.
- Tuy nhiên, bạn không thể chỉ dựa vào những quy định để hướng dẫn cách cư xử của con. Trẻ thường dễ quên và thường hay lặp lại sai lầm. Chẳng hạn, trẻ biết có quy định "chỉ được chơi trong sân", tuy nhiên khi quả bóng của bé rơi ra khỏi hàng rào, ra đường thì bé có thể hoàn toàn quên quy tắc kia. Vì thế, khi con còn bé bạn phải thường xuyên để ý đến con.
Nếu gia đình bạn không có những quy định rõ ràng, có thể khiến trẻ cảm thấy không chắc chắn và lo lắng. Điều này sẽ khó khăn hơn cho bé khi phải học cách để cân bằng giữa những gì chúng muốn và việc tôn trọng những nhu cầu của người khác.
Việc đặt ra một số quy tắc trong gia đình sẽ giúp bé biết được đâu là giới hạn và cha mẹ kỳ vọng điều gì. Trang Raisingnetwork đưa ra cho bạn một số lưu ý sau:
- Danh sách quy định càng ít và rõ ràng thì sẽ hiệu quả hơn một danh sách những quy tắc dài thườn thượt. Càng có nhiều quy định thì trẻ sẽ càng khó học và nhớ chúng. Và bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để dạy con và ép con vào quy củ.
- Bạn cũng cần lưu ý có một số quy tắc bạn có thể áp dụng trong mọi tình huống, ở bất kỳ đâu như giữ lịch sự hay không đánh nhau. Nhưng một vài quy định có thể dành cho tất cả các thành viên trong nhà, trong khi một số chỉ dành cho trẻ.
Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian để đặt ra một số quy tắc với những tình huống cụ thể. Đó có thể là những quy định khi ngồi trên xe ô tô, đến thăm nhà của một ai đó, sử dụng máy tính...
- Đưa ra quy định là trách nhiệm của cha mẹ, tuy nhiên sẽ trẻ rất thích khi được tham gia việc đặt ra các quy định. Việc này sẽ giúp trẻ hiểu những quy tắc này là gì và tại sao lại cần phải có. Bạn hãy viết những quy định này và dán ở một vị trí dễ thấy trong nhà để thành viên nào trong gia đình cũng thấy.
Khi trẻ chưa biết đọc, bạn có thể vẽ những bức tranh minh họa các quy định và sau đó dán ở một vị trí trẻ dễ thấy. Trong khi làm việc này, bạn có thể để bé tham gia cùng, đây là cơ hội để bé biết về các quy tắc này.
Được 3 tuổi, trẻ đã có thể cùng bạn thảo luận về những quy định trong nhà. Càng lớn trẻ lại càng có thể tham gia nhiều hơn, những quy định nào cần có và trẻ sẽ chịu hậu quả như thế nào nếu phá vỡ.
- Những quy định trong gia đình sẽ thay đổi khi trẻ lớn hơn. Chẳng hạn, khi bé càng lớn những quy định về sự riêng tư sẽ trở nên quan trọng hơn. Bạn hãy thường xuyên để ý những quy định và thay đổi khi cần thiết.
- Khi đặt ra những quy định, bạn cần nghiêm túc thực hiện chúng. Khi bạn đã đưa ra một quy định, thì bạn cũng sẽ đề ra hậu quả phải chịu khi không tuân thủ quy định. Một vài ngày đầu, bạn có thể chỉ cần nhắc nhở con và tạo cho trẻ cơ hội để sửa sai. Nhưng về sau, nếu trẻ không thực hiện đúng như đã quy định thì nhất định phải chịu phạt như đã đề ra.
- Tuy nhiên, bạn không thể chỉ dựa vào những quy định để hướng dẫn cách cư xử của con. Trẻ thường dễ quên và thường hay lặp lại sai lầm. Chẳng hạn, trẻ biết có quy định "chỉ được chơi trong sân", tuy nhiên khi quả bóng của bé rơi ra khỏi hàng rào, ra đường thì bé có thể hoàn toàn quên quy tắc kia. Vì thế, khi con còn bé bạn phải thường xuyên để ý đến con.
Phương Trang
Theo VnExpress
Theo VnExpress
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.