Cuối thu...
Sau cơn mưa buổi sáng... Không gian như dịu lại. Những tia nắng như cố hết sức mình giãn dần những mây đã có vả nặng nề, làm lộ rõ một khoảng trời trong xanh. Hơi mát ẩm và se lạnh của mùa thu thấm vào da thịt tôi. Tôi cảm thấy lòng lâng lâng một cảm xúc khó tả. Những tiếng ồn ào xung quanh tôi dường như hư ảo, xa xôi hơn. Lần đầu tiên tôi nghĩ đến sự tồn tại của tôi...
Tôi là một chiếc gương nhỏ người ta gắn lên tường trước cửa nhà. Tôi ở đó từ bao giờ? Để làm gì? Tôi cũng không biết nữa. Ngày ấy đã lâu lắm rồi. Ngày ngày, tôi ngắm nhìn đường phố. Ban đầu, tôi nhìn kỹ từng người, từng nét mặt, từng màu áo. Lâu rồi quen đi, tôi chỉ thấy có một dòng chuyển động qua mắt tôi: Những bánh xe to, tròn, lăn nhanh xen lẫn những bánh xe cũ kỹ, chậm chạp. Có loại xe hai bánh, có lại ba bánh, có lại bốn, có loại nhiều hơn nữa. Có loại êm ru, có loại nổ ròn rã, lại có loại kêu cót két mệt nhọc. Có loại bóng nhoáng, xanh đỏ đẹp mắt, có loại đã tróc nước sơn cũ kỹ. Kỳ lạ hơn cả là những bàn chân. Có loại bóng lộn, sang trọng, có loại nhọn hoắt, thanh nhã, có loại lại đen đủi, thô kệch. Có loại đạp vội vã, có loại lại tỏ ra thờ ơ, chậm chạp. Cứ thế, tất cả hoà vào nhau thành một dòng chảy chuyển động, ngày và đêm...
Ngày tháng trôi qua, hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu lớp người đã đi qua tôi. Tôi chào họ mà họ không nghe tiếng. Có lẽ ai cũng chỉ chú ý đến con đường trước mặt. Còn tôi, tôi mãi ở đó, nhìn và nghe tất cả...
Có lần, tôi thấy một cái bánh xe to đè lên một bánh xe nhỏ. Chiếc xe nhỏ ngã. Bàn chân đi giày sang trọng, bóng loáng còn đạp thêm cho cái cẳng chân gầy gò, đen đủi kia một cái cho nó nhớ đời. Đó là một ông cụ già. Hai bánh xe to ung dung ra đi. ông cụ từ đó mang nạng gỗ. Lần khác, tôi thấy sáu cái bánh xe to loạng choạng rồi bỗng nhiên rẽ ngoắt vào bên vỉa hè trước mặt tôi, đè lên hai bánh xe con tí. Cậu bé chết ngay. Người đàn bà goá ôm xác con ngất lịm. Chồng chị đã chết ở chiến trường, để lại cho chị một mụn con trai. Cháu đang học ở nhạc viện, lớp sáu. Chủ nhân của chiếc xe tải vừa trúng quả đậm, tay lái còn vương vất hơi men của chầu rượu khao thủ trưởng: Chiếc xe tải đi trái, nhưng hình như người ta lại cho là phải. Vụ kiện mười năm vẫn chưa giải quyết xong. Đâu như năm ngoái, chị goá kia được bồi thường hai trăm ngàn đồng. Hai trăm ngàn cho đứa con trai duy nhất!
Tôi cứ ở đây, chỉ biết nhìn, chỉ biết nghe, nhìn và nghe mãi. Những bánh xe cứ lăn. Những đôi chân cứ đạp. Những âm thanh ồn ào, ồn ào. Tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Có lẽ tôi đã quá già chăng?
Cơn mưa đêm qua dường như đã làm nguôi vợi đi những ưu phiền trong lòng tôi. Bỗng tôi nghe thấy một tiếng cười lanh lảnh. âm thanh này rất lạ, khác hẳn với những âm thanh tôi đã từng nghe. Tôi như bừng tỉnh để trở về với nhiệm vụ duy nhất của đời tôi. Nhìn và nghe...
Trên hè phố có hai đôi chân. Không ai trong số họ đi xe. Họ hình như không vội, vì tiếng bước chân rất chậm rãi. Một đôi chân nhỏ nhắn đi giày thể thao rất xinh. Cậu bé có đôi mắt đen tròn rất thơ ngây. Một đôi chân kia cũng không lớn lắm, mang một đôi giày bộ đội đã sờn. Tiếng bước chân này tôi quen lắm, tôi cố nhớ mà không ra. Chợt tôi nghe cậu bé nói:
- ông ơi, hôm nay trời đẹp quá! ông cháu mình đi dạo thích quá!
- ừ! ông già trả lời. Đôi chân mang giày bộ đội đi hơi dò dẫm. Có lẽ mắt ông già đã hơi kém.
Hai ông cháu đi thong thả. Cậu bé thật đáng yêu làm sao? Cậu không nhìn ra đường phố xem những chiếc xe qua lại, mà quay nhìn vào ngôi nhà, nơi tôi được gắn ở đó. Cậu bé giật giật tay áo ông già, trong khi mắt cậu nhìn vào tôi:
- ông ơi! Người ta gắn gương vào trước cửa nhà làm gì? Nó ở đấy lâu chưa ạ? Sao người ta để cao thế, ai mà soi được hả ông?
- à, người ta đã gắn cái gương vào đó từ lâu lắm rồi. Hồi còn nhỏ như cháu, ông đã thấy chiếc gương ở đó rồi?
- à thì ra, chúng ta là bạn già với nhau cơ đấy! Tôi nghĩ bụng.
ông già thủng thẳng tiếp:
- Người ta gắn gương ở cửa không phải để soi, mà để trừ ma trừ tà, cháu ạ!
- Thế mà cháu lại nghĩ đó là mắt của ngôi nhà. ông nhìn mà xem, nó chớp chớp mắt kia kìa! Cậu bé nói.
- ừ!
- Cái mắt ấy mở suốt ngày đêm để nhìn ma quỷ và bọn trộm cắp. Nếu đứa nào có ý định giở trò gì, nó chớp mắt một cái là bọn nó chết ngay, ông nhỉ?
- ừ!
- Nhưng mà ông ơi, nó chẳng biết nói gì thì buồn lắm? Vì cứ nhìn mãi thì biết nhiều chuyện lắm. Biết mà không nói ra được thì khổ lắm ông nhỉ? Cậu bé lại níu áo ông.
- ừ? Đi thôi cháu! ông già cầm lấy tay cậu bé.
- ông ơi, khoan một tý thôi? Chắc là nó buồn lắm? Cháu thấy có nhiều giọt nước lăn trên mặt kính. Cái mắt đang khóc ông ạ!
- ừ! Giọng ông cụ hơi nghèn nghẹn.
Đột nhiên tôi rùng mình. Có những hạt nước to tướng làm mờ mặt kính vốn sáng bóng của tôi. Vâng, tôi đang khóc thực sự, nhưng không rõ là vui hay vì buồn. Trong cuộc đời làm gương trước cửa có lẽ đã ngót trăm năm ở đây, tôi chỉ nhìn, chỉ nghe, và chỉ có thế. Đây là lần đầu tiên tôi được người ta nhìn tôi, nói với tôi, và tôi thấy mình tồn tại trên thế gian này quả là không đến nỗi bỏ đi. Nhưng lạ kỳ thay, qua hàng nước mắt mờ mờ, tôi nhìn thấy hai giọt nước mắt đùng đục lăn chậm chạp từ nơi khoé mắt của ông già râu tóc bạc phơ kia. ông cũng đang khóc ?
Vào những buổi sáng cuối thu...
Sau cơn mưa...
Bạn hãy nhìn vào những chiếc gương nhỏ ở cửa các ngôi nhà, dù chỉ một lát thôi bạn sẽ thấy nước mắt của những ngôi nhà?
Sau cơn mưa buổi sáng... Không gian như dịu lại. Những tia nắng như cố hết sức mình giãn dần những mây đã có vả nặng nề, làm lộ rõ một khoảng trời trong xanh. Hơi mát ẩm và se lạnh của mùa thu thấm vào da thịt tôi. Tôi cảm thấy lòng lâng lâng một cảm xúc khó tả. Những tiếng ồn ào xung quanh tôi dường như hư ảo, xa xôi hơn. Lần đầu tiên tôi nghĩ đến sự tồn tại của tôi...
Tôi là một chiếc gương nhỏ người ta gắn lên tường trước cửa nhà. Tôi ở đó từ bao giờ? Để làm gì? Tôi cũng không biết nữa. Ngày ấy đã lâu lắm rồi. Ngày ngày, tôi ngắm nhìn đường phố. Ban đầu, tôi nhìn kỹ từng người, từng nét mặt, từng màu áo. Lâu rồi quen đi, tôi chỉ thấy có một dòng chuyển động qua mắt tôi: Những bánh xe to, tròn, lăn nhanh xen lẫn những bánh xe cũ kỹ, chậm chạp. Có loại xe hai bánh, có lại ba bánh, có lại bốn, có loại nhiều hơn nữa. Có loại êm ru, có loại nổ ròn rã, lại có loại kêu cót két mệt nhọc. Có loại bóng nhoáng, xanh đỏ đẹp mắt, có loại đã tróc nước sơn cũ kỹ. Kỳ lạ hơn cả là những bàn chân. Có loại bóng lộn, sang trọng, có loại nhọn hoắt, thanh nhã, có loại lại đen đủi, thô kệch. Có loại đạp vội vã, có loại lại tỏ ra thờ ơ, chậm chạp. Cứ thế, tất cả hoà vào nhau thành một dòng chảy chuyển động, ngày và đêm...
Ngày tháng trôi qua, hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu lớp người đã đi qua tôi. Tôi chào họ mà họ không nghe tiếng. Có lẽ ai cũng chỉ chú ý đến con đường trước mặt. Còn tôi, tôi mãi ở đó, nhìn và nghe tất cả...
Có lần, tôi thấy một cái bánh xe to đè lên một bánh xe nhỏ. Chiếc xe nhỏ ngã. Bàn chân đi giày sang trọng, bóng loáng còn đạp thêm cho cái cẳng chân gầy gò, đen đủi kia một cái cho nó nhớ đời. Đó là một ông cụ già. Hai bánh xe to ung dung ra đi. ông cụ từ đó mang nạng gỗ. Lần khác, tôi thấy sáu cái bánh xe to loạng choạng rồi bỗng nhiên rẽ ngoắt vào bên vỉa hè trước mặt tôi, đè lên hai bánh xe con tí. Cậu bé chết ngay. Người đàn bà goá ôm xác con ngất lịm. Chồng chị đã chết ở chiến trường, để lại cho chị một mụn con trai. Cháu đang học ở nhạc viện, lớp sáu. Chủ nhân của chiếc xe tải vừa trúng quả đậm, tay lái còn vương vất hơi men của chầu rượu khao thủ trưởng: Chiếc xe tải đi trái, nhưng hình như người ta lại cho là phải. Vụ kiện mười năm vẫn chưa giải quyết xong. Đâu như năm ngoái, chị goá kia được bồi thường hai trăm ngàn đồng. Hai trăm ngàn cho đứa con trai duy nhất!
Tôi cứ ở đây, chỉ biết nhìn, chỉ biết nghe, nhìn và nghe mãi. Những bánh xe cứ lăn. Những đôi chân cứ đạp. Những âm thanh ồn ào, ồn ào. Tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Có lẽ tôi đã quá già chăng?
Cơn mưa đêm qua dường như đã làm nguôi vợi đi những ưu phiền trong lòng tôi. Bỗng tôi nghe thấy một tiếng cười lanh lảnh. âm thanh này rất lạ, khác hẳn với những âm thanh tôi đã từng nghe. Tôi như bừng tỉnh để trở về với nhiệm vụ duy nhất của đời tôi. Nhìn và nghe...
Trên hè phố có hai đôi chân. Không ai trong số họ đi xe. Họ hình như không vội, vì tiếng bước chân rất chậm rãi. Một đôi chân nhỏ nhắn đi giày thể thao rất xinh. Cậu bé có đôi mắt đen tròn rất thơ ngây. Một đôi chân kia cũng không lớn lắm, mang một đôi giày bộ đội đã sờn. Tiếng bước chân này tôi quen lắm, tôi cố nhớ mà không ra. Chợt tôi nghe cậu bé nói:
- ông ơi, hôm nay trời đẹp quá! ông cháu mình đi dạo thích quá!
- ừ! ông già trả lời. Đôi chân mang giày bộ đội đi hơi dò dẫm. Có lẽ mắt ông già đã hơi kém.
Hai ông cháu đi thong thả. Cậu bé thật đáng yêu làm sao? Cậu không nhìn ra đường phố xem những chiếc xe qua lại, mà quay nhìn vào ngôi nhà, nơi tôi được gắn ở đó. Cậu bé giật giật tay áo ông già, trong khi mắt cậu nhìn vào tôi:
- ông ơi! Người ta gắn gương vào trước cửa nhà làm gì? Nó ở đấy lâu chưa ạ? Sao người ta để cao thế, ai mà soi được hả ông?
- à, người ta đã gắn cái gương vào đó từ lâu lắm rồi. Hồi còn nhỏ như cháu, ông đã thấy chiếc gương ở đó rồi?
- à thì ra, chúng ta là bạn già với nhau cơ đấy! Tôi nghĩ bụng.
ông già thủng thẳng tiếp:
- Người ta gắn gương ở cửa không phải để soi, mà để trừ ma trừ tà, cháu ạ!
- Thế mà cháu lại nghĩ đó là mắt của ngôi nhà. ông nhìn mà xem, nó chớp chớp mắt kia kìa! Cậu bé nói.
- ừ!
- Cái mắt ấy mở suốt ngày đêm để nhìn ma quỷ và bọn trộm cắp. Nếu đứa nào có ý định giở trò gì, nó chớp mắt một cái là bọn nó chết ngay, ông nhỉ?
- ừ!
- Nhưng mà ông ơi, nó chẳng biết nói gì thì buồn lắm? Vì cứ nhìn mãi thì biết nhiều chuyện lắm. Biết mà không nói ra được thì khổ lắm ông nhỉ? Cậu bé lại níu áo ông.
- ừ? Đi thôi cháu! ông già cầm lấy tay cậu bé.
- ông ơi, khoan một tý thôi? Chắc là nó buồn lắm? Cháu thấy có nhiều giọt nước lăn trên mặt kính. Cái mắt đang khóc ông ạ!
- ừ! Giọng ông cụ hơi nghèn nghẹn.
Đột nhiên tôi rùng mình. Có những hạt nước to tướng làm mờ mặt kính vốn sáng bóng của tôi. Vâng, tôi đang khóc thực sự, nhưng không rõ là vui hay vì buồn. Trong cuộc đời làm gương trước cửa có lẽ đã ngót trăm năm ở đây, tôi chỉ nhìn, chỉ nghe, và chỉ có thế. Đây là lần đầu tiên tôi được người ta nhìn tôi, nói với tôi, và tôi thấy mình tồn tại trên thế gian này quả là không đến nỗi bỏ đi. Nhưng lạ kỳ thay, qua hàng nước mắt mờ mờ, tôi nhìn thấy hai giọt nước mắt đùng đục lăn chậm chạp từ nơi khoé mắt của ông già râu tóc bạc phơ kia. ông cũng đang khóc ?
Vào những buổi sáng cuối thu...
Sau cơn mưa...
Bạn hãy nhìn vào những chiếc gương nhỏ ở cửa các ngôi nhà, dù chỉ một lát thôi bạn sẽ thấy nước mắt của những ngôi nhà?
Nguyễn Mai Hồng
0 Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.
Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.
Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.
Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.