RSS Bài đăng | Nhận xét

Ngay khi trẻ còn bé, thay vì la mắng hay phạt con khi mắc lỗi, cha mẹ nên dạy trẻ biết cách nói xin lỗi và nhận thức được cái sai. Điều này sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc định hình nhân cách.

Với trẻ nhỏ

Trước khi nói xin lỗi, trẻ cần nhận ra những gì mình làm là không đúng. Ở lứa tuổi bắt đầu biết nhận thứ (3-5 tuổi), trẻ nên được giải thích cho hiểu vì sao nói xin lỗi lại quan trọng.

Bạn có thể nói với con đơn giản thế này: “Mọi người phải nói xin lỗi khi làm gì đó khiến người khác tổn thương hay phiền lòng”.

Đặt con vào các tình huống ví dụ như “Nếu em Miu Miu của con bị người khác đánh đau con thấy sao?”, “Ai đó làm bẩn gấu bông của con thì thế nào nhỉ?”.

Gợi ý cho trẻ về cách sửa chữa khuyết điểm cũng là một phần quan trọng. Trẻ cần biết rằng lời xin lỗi chẳng có ý nghĩa nếu nó không đi kèm với việc sửa sai.

Trẻ trên 6 tuổi

Lúc này trẻ đã hình thành ý thức rõ hơn về mọi thứ xung quanh, về phân biệt và nhận thức đúng - sai. Trẻ cũng quan sát, nhận thức rõ hơn về thái độ của mọi người xung quanh.

Nhưng điều đó không có nghĩa trẻ đã tự có ý thức nói xin lỗi. Giai đoạn này trẻ hay quan sát, để ý và “dò xét” thái độ người lớn mỗi khi làm gì. Vì vậy, định hướng và uốn nắn trẻ thời gian này rất quan trọng.

Trẻ càng lớn càng mắc nhiều lỗi “nghiêm trọng” hơn. Do đó cha mẹ sẽ phải đặt ra nhiều quy định hơn với trẻ trong việc xin lỗi và sửa lỗi.

Ví dụ, nếu trẻ đá bóng làm vỡ cửa kính hàng xóm thì ngoài việc xin lỗi, cha mẹ sẽ giúp trẻ tìm cách sửa sai như dành tiền ăn sáng để mua đền kính, hứa sẽ không chơi sai chỗ quy định nữa.

Việc này giúp trẻ hình thành tính độc lập cao và biết chịu trách nhiệm về bất cứ lỗi lầm nào của mình dù nhỏ. Những bài học sẽ theo trẻ suốt đời, giúp trẻ định hình cá tính.

Giúp trẻ nói xin lỗi

Luôn khách quan

Rất khó để biết ai mắc lỗi mỗi khi trẻ nói “Không phải con làm” hay “Lỗi của bạn ấy”.

Đừng vội tìm nguyên nhân và ép trẻ xin lỗi. Giải thích để trẻ thấy cãi nhau là không đúng, và trước hết cả hai phải cảm thấy có lỗi vì đã xử xự không hay như vậy, còn ai mắc lỗi sẽ từ từ tìm hiểu.

Điều này giúp trẻ bình tĩnh và không cảm thấy “ấm ức” nếu bị ép buộc nói xin lỗi. Trẻ luôn muốn nhận được sự công bằng phán xử từ cha mẹ nên bạn phải thận trọng khi làm “trọng tài” trong những tình huống như thế.

Cùng trẻ sửa chữa lỗi sai

Tuổi này trẻ rất hay xấu hổ nên nói xin lỗi thật khó khăn. Hãy cùng con làm việc này để động viên trẻ.

Ví dụ đề nghị: “Mai bố sẽ cùng con gặp và xin lỗi bạn ấy nhé” hay “bố và con sẽ đi mua đền một cái bút mới rồi mai con mang cho bạn nhé”.

Đừng ép buộc

Bạn chỉ nên đóng vai trò chỉ dẫn, giải thích và động viên trẻ, không nên áp đặt. Việc xin lỗi phải là kết quả của quá trình trẻ tự nhận thức chứ không phải một quy định bắt buộc của bạn.

Trẻ nói xin lỗi chỉ vì đó là “mệnh lệnh” của cha mẹ thì lâu dần sẽ hình thành thói quen xấu. Bởi thế, bạn không nên ép buộc. Hãy để trẻ thực sự học được bài học sau mỗi lần mắc lỗi thay vì chỉ đơn giản học được hai từ “xin lỗi”.

Nói xin lỗi với trẻ

Khi bạn xin lỗi con, cháu sẽ hiểu đây không phải chuyện chỉ con nít mới phải làm. Đừng quên kèm lời giải thích vì sao bố/mẹ lại xin lỗi. Những lời nói và hành động của bạn lúc này chính là tấm gương sáng để trẻ noi theo.

Theo Dân Trí

0 Nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đọc bài đăng.

Bạn có thể đọc bài đăng mới mỗi ngày được cập nhật qua e-mail bằng cách nhập địa chỉ e-mail của bạn tại mẫu sau.

Chuyện Đó Đây luôn trân trọng các ý kiến nhận xét của bạn.

Lưu ý : Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và để lại Quý danh khi gửi nhận xét. Các nhận xét không phù hợp với nội dung bài đăng hoặc vi phạm pháp luật hiện hành sẽ bị xóa.

.
Chuyen do day
Chuyen do day

Các bài mới đăng

Các nhận xét mới

Bài được xem nhiều nhất